Theo các nhà chuyên môn trong nước, việc Thái Lan tăng cường xuất khẩu gạo sẽ tạo thêm áp lực cho gạo Việt Nam khi vụ hè thu đang tới gần, lượng lúa, gạo cần giải phóng tăng lên từng ngày.
![]() |
|
Tính đến giữa tháng 6, tồn kho lúa gạo của Thái Lan hiện đã đạt mức kỷ lục, khoảng 15 triệu tấn lúa, tương đương 9 triệu tấn gạo, trong khi đó, vụ thu hoạch lúa trái vụ của Thái Lan cũng đã gần kề. Trước tình hình này, các nhà xuất khẩu gạo nước này đã yêu cầu Chính phủ Thái Lan xả bán khẩn cấp lượng gạo từ 300.000 – 500.000 tấn cho xuất khẩu và khoảng 100.000 tấn cho thị trường nội địa.
Ông Trần Thanh Vân - Phó Giám đốc Công ty cổ phần Gentraco (quận Thốt Nốt, Cần Thơ) nhận định, nếu Thái Lan tiếp tục xả bán gạo sẽ khiến lượng cung tăng thêm, ép giá gạo thế giới tiếp tục giảm xuống.
“Nhu cầu gạo thế giới năm nay đã giảm hơn 1,5 triệu tấn. Nếu cung tiếp tục tăng, các nhà nhập khẩu sẽ nắm quyền quyết định giá gạo thấp nhất có lợi cho họ. Từ đó, kéo theo giá thu mua lúa trong nước giảm theo” - ông Vân nhận định.
Tại Ấn Độ, lượng gạo tồn kho của nước này hiện cũng khá lớn, 32 – 33 triệu tấn. Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ cũng liên tiếp giảm mạnh trong thời gian qua, thu hút nhiều thị trường mới. Theo đó, gạo 25% tấm của Ấn Độ hiện chỉ còn quanh mức 370 – 380 USD/tấn, giảm gần 30 USD/tấn so với tháng trước. Ngay cả loại gạo cao cấp 5% tấm của Ấn Độ cũng giảm từ 450USD xuống còn 400 – 420USD/tấn.
“Giá gạo Ấn Độ liên tục giảm phần vì nước này trúng mùa, phần do tỷ giá đồng rupi đang giảm, tạo nhiều thuận lợi cho các nhà nhập khẩu. Hiện tại, Ấn Độ đã chi phối phần lớn thị trường xuất khẩu gạo thế giới, họ cũng đã “lấn chiếm” một lượng thị phần của gạo Việt Nam” - ông Phạm Văn Bảy – Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết.
Theo ông Bảy, dù chưa đánh giá được chiến thuật xuất khẩu gạo của Thái Lan thời gian tới nhưng nếu nước này hạ giá bán, gạo Việt Nam sẽ dễ dàng rơi vào thế “đường cùng”. “Thái Lan đang đàm phán các hợp đồng chính phủ giá cao. Tuy nhiên, với mức tồn kho quá lớn như hiện nay thì theo quy luật ngành nông sản, sẽ đến lúc họ phải hạ giá bán. Lúc đó, sẽ rất nguy hiểm cho lúa gạo Việt Nam” - ông Bảy dự đoán.
Theo số liệu thống kê từ VFA, nửa đầu tháng 6, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam giao được khoảng 329.800 tấn, trị giá FOB 142 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu từ đầu năm đạt 2.870 triệu tấn, trị giá FOB khoảng 1.05 tỷ USD.


-
Ngày mai là Tết Hàn thực mùng 3 tháng 3 âm lịch: Thắp hương khung giờ nào đẹp nhất?
-
Dự kiến có 34 tỉnh thành sau sáp nhập mới nhất theo Tờ trình 624
-
Đời thăng trầm của con nuôi hai 'Ông hoàng cải lương Hồ quảng': Thần đồng từ nhỏ, mất 4 người thân trong 2 tháng
-
06 Nghị định có hiệu lực thi hành từ tháng 04 năm 2025




-
Vải thiều Lục Ngạn, bánh cáy Thái Bình, phở bò Nam Định... sẽ được gọi thế nào sau khi sáp nhập tỉnh?
-
Xảy ra động đất cần làm gì để thoát hiểm?
-
Số thuê bao di động phải xác thực qua VNeID để khẳng định thuê bao chính chủ
-
Chính thức: Đảng viên sinh con thứ ba trở lên không còn bị kỷ luật
-
Ca sĩ nổi tiếng cưới đại gia Việt kiều: 25 năm không có con chung, sở hữu nhiều BĐS tại Mỹ
-
Chính thức chốt lịch thi tốt nghiệp THPT 2025
-
Mỹ công bố vắc-xin chống lại 4 loại ung thư
-
Sáp nhập tỉnh thành, điểm ưu tiên khu vực của thí sinh thi THPT và xét tuyển đại học được tính thế nào?