Đánh giá về các giải pháp chống ùn tắc, tai nạn giao thông ở Hà Nội, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Khôi khẳng định: bằng các giải pháp tổng thể, tai nạn và đặc biệt ùn tắc giao thông đã giảm từ 5 – 50%.
|
Tại hội nghị tổng kết sáng 14/3, đa số ý kiến đều cho rằng, các giải pháp tổng thể Hà Nội đã thực hiện như: phân làn đường, cấm taxi giờ cao điểm, đổi giờ, cấp xe dừng đỗ tại 262 tuyến phố…đã phát huy hiệu quả. Tai nạn, ùn tắc giao thông đã giảm thiểu đáng kể.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, song song với việc đổi giờ, Sở GTVT Hà Nội đã thực hiện dãn cách giờ cao điểm nên các phương tiên lưu thông không tập trung quá đông vào các múi giờ cao điểm sáng và chiều.
Ùn tắc giao thông ở Hà Nội đã giảm nhưng vẫn còn xảy ra cục bộ trên một số tuyến phố. Ảnh LD
Theo ông Hùng, nguyên nhân khiến ùn tắc giao thông giảm trong giờ cao điểm vì lưu lượng người tham gia giao thông vào thời gian này đã giảm. Mật độ taxi vào nội thành cũng bị hạn chế. Ngoài ra việc thực hiện đổi giờ học, giờ làm và một số giải pháp khác cũng có tác động tích cực.
Tuy nhiên ông Hùng cho rằng, quá trình thực hiện các giải pháp, đặc biệt giải pháp đổi giờ vẫn còn một số tồn tại. Qua kiểm tra đã có 90% số trường học thực hiện, nhưng vẫn còn 10% số trường không thực hiện đổi giờ theo quy định.
Đại diện Sở GTVT đề nghị thành phố xem xét thực hiện điều chỉnh giờ học tại các trường ở quận Long Biên cho phù hợp, vì địa bàn này ít khi xảy ra ùn tắc giao thông. Bên cạnh đó, vị đại diện này cũng đề nghị một số trường cần nghiêm túc thực hiện đổi giờ theo quy định.
Đồng tình với quan điểm trên, Thiếu tướng Trần Thùy, Phó giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, số vụ tai nạn và tình trạng ùn tắc giao thông thời gian qua đã giảm thiểu đáng kể. Cụ thể số vụ tai nạn giao thông từ 1/1/2012 đến nay giảm 45%. Tình trạng ùn tắc giao thông cũng giảm hơn 30%.
Góp phần để người dân thực hiện nghiêm túc, trong thời gian qua Sở quán triệt, xử lý nghiêm các vi phạm như dừng đỗ sai quy định, lấn chiếm lòng đường vỉa hè tại các tuyến phố với số tiền thu được từ xử phạt lên tới 52 tỷ đồng.
Thiếu tướng Trần Thùy kiến nghị thành phố cần có lộ trình cụ thể rõ ràng để hoàn thiện hệ thống giao thông tĩnh, đáp ứng nhu cầu của người dân khi thực hiện cấm dừng đỗ phương tiện tại 262 tuyến phố. Ngoài ra thành phố cần có ý kiến, yêu cầu các trường ĐH thực hiện nghiêm túc chủ trương đổi giờ.
Để việc phân làn đạt hiệu quả, thành phố cũng cần nâng cấp một số tuyến đường, điển hình như đường 1A, 1B đã xuống cấp khá nghiêm trọng. Tại các tuyến phố cấm dừng đỗ phương tiện, người dân thực hiện rất tốt trong khoảng thời gian từ sáng đến 17h cùng ngày. Nhưng sau 17h30 lại tái phạm tương đối nhiều. Vì thế công an các quận huyện cần nâng mức xử phạt lên từ 25 – 30 triệu đồng để các tuyến phố thực hiện nghiêm túc cả ngày và đêm.
Đại diện phía Sở GD&ĐT Hà Nội cũng cho biết, sau một vài ngày thực hiện đổi giờ, sinh hoạt của phụ huynh học sinh đã bị thay đổi. Tuy nhiên khi điều chỉnh giờ tan học buổi chiều, từ 19h xuống 18h, nhịp sống của người dân đã ổn định trở lại.
Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội kiến nghị lãnh đạo thành phố cần xem xét thay đổi, cho phép một số trường ngoại thành, ở khu vực Tây Hồ, Từ Liêm, Thanh Trì, Hoàng Mai… ách tắc không nhiều, nên điều chỉnh lại giờ linh động hơn. Đối với một số trường ĐH (tập trung nhiều trên địa bàn huyện Từ Liêm) chưa thực hiện nghiêm túc việc đổi giờ, Sở sẽ có kiến nghị Bộ GD&ĐT đề nghị can thiệp.
Lãnh đạo Hà Nội yêu cấu Sở giao thông tiếp tục thực hiện phân tách làn đường. Ảnh LD
Bình luận về kết quả đạt được trong thời gian qua, TS. Khuất việt Hùng cũng cho rằng, thành công nhất của Hà Nội là đã kết hợp toàn diện các giải pháp. Nếu chỉ làm lẻ tẻ sẽ không có được kết quả như ngày hôm nay.
Bên cạnh việc duy trì các giải pháp đang thực hiện, ông Hùng cũng kiến nghị thành phố thực hiện thu phí vào khu vực trung tâm trong giờ cao điểm. Việc tách làn cần triển khai trên cả tuyến phố, không nên để ngắt quãng. Một số tuyến đường cần tách làn bằng giải phân cách cứng. Loại hình xe buýt cũng cần hiện đại hóa chuyên nghiệp hơn để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Ông Nguyễn Văn Khôi, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, từ tháng 10/2011 đến nay thành phố đã triển khai 7 giải pháp nhằm hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông. Bước đầu đã đạt được kết quả, số vụ tai nạn giao thông đã giảm 45%, tỷ lệ người chết giảm 40%, số người bị thương giảm 33%. Tình trạng ùn tắc giao thông đã giảm từ 5 – 50%.
Ông Khôi yêu cầu các đơn vị cần tiếp tục thực hiện nghiêm việc cấm dừng đỗ phương tiện tại 262 tuyến phố, thúc đẩy giải quyết các điểm giao thông tĩnh để đáp ứng nhu cầu của người dân. Ngoài ra Sở GTVT cũng cần nghiên cứu, tiếp tục thực hiện phân tách làn phương tiện.
Đối với việc thay đổi giờ làm, ông Khôi cũng yêu cầu Sở GD&ĐT cần quán triệt thực hiện nghiêm. Những trường ĐH không chấp hành, thành phố sẽ có kiến nghị lên Bộ GD&ĐT để can thiệp kịp thời.
- Việt Nam có 'miền gái đẹp' nức tiếng, đàn ông đến đây chẳng muốn quay về
- Ông là đại gia đầu tiên ở Hà Nội sắm ô tô, bất động sản trải dài từ Bắc đến Nam, từng lập ra bản di chúc gây chấn động
- Từ 1/7/2025: Có 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần, ai không biết quá thiệt thòi
- Quy định độ tuổi tối thiểu và tối đa được phép lái xe theo Luật mới từ ngày 1/1/2025
- Ông là đại gia đầu tiên ở Hà Nội sắm ô tô, bất động sản trải dài từ Bắc đến Nam, từng lập ra bản di chúc gây chấn động
- Từ 1/7/2025: Có 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần, ai không biết quá thiệt thòi
- Hoa hậu từng bị miệt thị nhan sắc như 'cá chùi kiếng': Dung mạo thay đổi, cuộc sống đáng ngưỡng mộ
- Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về Việt Nam: Diện áo dài nền nã, nhan sắc qua camera thường cực đỉnh
- Cây gỗ 50 tỷ đồng nhiều người dùng để nhóm lửa vì không biết giá trị
- Cái tên được đặt nhiều nhất Việt Nam: Khoảng 5 triệu người trùng tên, cứ ra đường là hầu như có thể gặp
- Tăng lương hưu lần 3 khi Luật BHXH có hiệu lực? Đối tượng nào sẽ được tăng lương hưu?
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar