Các nguồn tài nguyên mà Nam Á gọi mời được coi là nguồn lực tương lai cho sự phát triển của Trung Quốc.
Cảng nước sâu Gwadar ở Pakistan. Ảnh: wordpress |
Nước này chú tâm rất lớn vào những phần của thế giới hứa hẹn các tài nguyên năng lượng chưa bị kiểm soát. Trung Quốc còn để mắt vào các quốc gia ven biển vì hệ thống cầu cảng hứa hẹn những mạng lưới giao thương tuyệt vời. Xem xét các cơ hội tràn đầy mà Nam Á mang lại, Trung Quốc đã nỗ lực gia tăng các lợi ích của mình bằng cách thiết lập sự kiểm soát với các khu vực có tiềm năng phục vụ cho sự phát triển của họ.
Hơn thế nữa, kể từ khi Trung Quốc được tin là sẽ mang lại điều cùng có lợi, họ đã giành được lòng tin của nhiều nước Nam Á. Maldives là ví dụ về một quốc gia mà Trung Quốc nhắm tới mục tiêu làm đồng minh.
Sự tương đồng về văn hoá và tôn giáo là lý do nổi bật để Nam Á trở thành “thỏi nam châm” với Trung Quốc. Nó cũng khiến cho Bắc Kinh dễ dàng hơn trong việc mở rộng ảnh hưởng ở khu vực này.
Khi Bắc Kinh thiết lập được sợi dây ràng buộc chặt chẽ với phần còn lại của Nam Á thì họ cũng tạo ra mối đe doạ với Ấn Độ. Sự chú tâm vào tài nguyên năng lượng và các cảng dầu tiềm năng của Trung Quốc đã khiến Nam Á ít nhiều phải lo lắng. Thậm chí tới thời điểm hiện tại, Trung Quốc chưa phải dùng tới vũ lực trong việc mua sắm theo đuổi lợi ích nào ở khu vực này thì Nam Á vẫn phải thận trọng.
Theo giới quân sự, Trung Quốc đang sử dụng chiến lược “chuỗi ngọc trai” bao vây Ấn Độ và chiến lược này hầu như mở rộng tới tất cả các nước láng giềng như Sri Lanka, Myanmar, Bangladesh, Maldives cũng như Pakistan.
Trên thực tế, các cơ sở cầu cảng thương mại mà Trung Quốc xây dựng tại vịnh Bengal, Ấn Độ Dương và biển Ảrập được coi là một phần của chiến lược nói trên. Với chuỗi ngọc trai, Trung Quốc muốn mở rộng ảnh hưởng của mình từ Hải Nam ở Biển Đông, xuyên qua những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới, hướng tới vịnh Ba Tư.
Đa số nhà phân tích cho rằng, các thỏa thuận an ninh đã “lặng lẽ đi kèm” những hợp đồng cầu cảng. Chính Trung Quốc cũng đã triển khai những cơ sở giám sát hải quân tại đảo Coco của Myanmar và cảng Gwadar của Pakistan.
Nối các đảo mà Trung Quốc yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, Hoa Đông và những cơ sở cầu cảng khác mà nước này đang hăm hở trải rộng từ Hải Nam tới Trung Đông, chuỗi ngọc trai sẽ giống như một vành đai bao quanh rất nhiều đất liền châu Á. Chuỗi ngọc trai ấy đặt Trung Quốc vào vị trí kiểm tra và giám sát tất cả những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất ở châu Á cũng như thế giới; kiềm chế Nhật Bản và Hàn Quốc; từ chối quyền tiếp cận của Mỹ với các vùng duyên hải châu Á; và giành lợi thế tiếp cận trực tiếp với Thái Bình Dương.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?