Một đường dây săn bắt, chế tác cá thể rùa biển với số lượng lớn vừa bị cảnh sát phát hiện và triệt phá.
Rùa biển chất thành đống cao hơn đầu người |
Khám xét tổng kho của cơ sở này, lực lượng Cảnh sát môi trường Bộ Công an phát hiện hàng nghìn tiêu bản rùa biển, đáng chú ý trong số đó có nhiều tiêu bản trên thân rùa vẫn còn chip được nhà khoa học gắn để theo dõi, nghiên cứu.
Sau thời gian dài trinh sát điều tra, chiềungày 19/11, các trinh sát của Phòng 3, Cục Cảnh sát môi trường phối hợp với công an địa phương bất ngờ tấn công vào 2 tổng kho của một cơ sở chế tác đồ “mỹ nghệ”, một tại thôn Phước Hạ, và một kho trên đường Nguyễn Tất Thành, cùng ở xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Tại đây, lực lượng công an phát hiện thu giữ hơn 1.000 tiêu bản cá thể rùa biển- động vật quý hiếm được bảo vệ nghiêm ngặt. Theo đánh giá ban đầu, đây là đường dây chuyên săn bắt, chế tác, tiêu thụ rùa biển quý hiếm có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
Trước đó, vào trung tuần tháng 11 năm 2014, phóng viên Báo Lao Động kết hợp với Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) đã trực tiếp vào thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), điều tra thông tin về một đường dây buôn bán, chế tác rùa biển khổng lồ do C - một đối tượng sừng sỏ cầm đầu.
Nhà kho của C trong lần đầu tiên phóng viên tiến hành điều tra, trước khi đưa tài liệu cho Cục cảnh sát môi trường.
Theo tài liệu đáng tin cậy, suốt 9 năm qua, ENV đã ghi nhận ít nhất 212 vụ vi phạm liên quan đến việc tàn sát rùa biển, nhiều trường hợp, hàng trăm cá thể rùa biển quý hiếm bị cơ quan chức năng thu giữ, xử lý. Tuy nhiên, sau nhiều chuyến điều tra hiện trường ở Quảng Ngãi và các tỉnh ven biển miền Trung, ngư dân và các đầu nậu đều cho biết, hầu hết các đường dây đều tụ về tỉnh Khánh Hòa, với thủ phủ là các tổ hợp “xẻ thịt” rùa biển của C.
Nhiều đầu nậu còn đầu tư tài chính cho các đội lặn, các ngư dân sử dụng máy nén khí ra các vùng biển xa xôi để đánh bắt rùa và bán lại cho chúng. Nhiều con rùa to bằng cái mâm (đồi mồi chiếm tỷ lệ lớn) được mua từ hải phận quốc tế, nhiều con rùa lớn khi giết thịt để lấy ruột ném cho cá ăn, lấy mai và da nhồi tiêu bản đem bán. Nhiều con rùa còn được phát hiện hiện chân và mai có chip theo dõi do các nhà khoa học gắn vào.
Một góc nhà kho chứa rùa biển.
Nhiều đội săn rùa biển có thể “thu hoạch” hơn 100 con/chuyến. Rùa biển bị làm thịt, moi ruột từ ngoài biển hoặc các cơ sở thu mua, chúng chở bằng xe đông lạnh vào Nha Trang, ngâm tẩm hóa chất rồi chế tác thành đồ mỹ nghệ và đồ “tâm linh” bán ra nước ngoài. Những ngày vừa qua, PV và một chuyên gia của ENV đã thâm nhập trinh sát các cơ sở của C và đồng bọn.
Mai rùa được tìm thấy tại kho.
Sau đó, những tài liệu này được ENV đã báo cáo bằng văn bản gửi lên Cục Cảnh sát môi trường (Bộ Công an). Khi các trinh sát của Phòng 3, Cục cảnh sát môi trường vào cuộc, phóng viên Lao Động cùng cán bộ của ENV tiếp tục phối hợp cung cấp các tài liệu, chứng cứ liên quan. Sau đó, lực lượng công an quyết định thực hiện việc khám xét.
- Tin vui: TP. HCM sắp xây dựng tòa nhà cao nhất Việt Nam, chính thức 'soán ngôi' Landmark 81
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Chọn tuổi xông nhà 2025 cần lưu ý gì? Tuổi xông đất hợp với 12 con giáp
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?
- Từ 1/1/2025, công chức và viên chức nằm trong diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc 8 chính sách này