Người phụ nữ đầu tiên của Iran tại môn bóng bàn tham dự Thế vận hội, Neda Shahsavari cho biết cô rất vui mừng được tham dự sân chơi lớn nhất hành tinh.
Vượt qua định kiến xã hội |
Cô gái nhỏ nhắn, nhanh nhẹn 25 tuổi này vốn là 1 sinh viên đến từ thành phố miền Tây Kermanshah, đã đánh bại VĐV Yelena Shagarova của Kazakhastan tại vòng loại môn bóng bàn khu vực Trung Á diễn ra vào tháng 1 ở Thủ đô Tehra. “Tôi đã rất vui mừng khi vượt qua được vòng loại, đó là một cảm giác không thể miêu tả được”, Shahsavari cho biết với hãng thông tấn AFP sau khi giành vé dự Thế vận hội 2012. Nhưng cô không phải là VĐV nữ duy nhất của Iran được tham dự sự kiện này. Bên cạnh cô còn có 7 phụ nữ khác.
Định kiến của 1 xã hội Hồi giáo không thể ngăn cản Neda Shahsavari giúp bóng bàn nữ Iran lần đầu tiên có VĐV nữ dự Thế vận hội
Để có thể kiếm được huy chương, VĐV hiện đang đứng hạng 490 thế giới này hy vọng sẽ không phải đụng độ với những tay vợt đến từ các nước Đông Á đặc biệt là Trung Quốc - quốc gia gần như thống trị môn thể thao này. Bóng bàn vốn là môn thể thao rất được yêu mến tại Iran, với nhiều bàn tập luyện được đặt ở công viên. Shahsavari nuôi dưỡng giấc mơ bóng bàn từ khi còn là 1 cô bé 11 tuổi và chập chững đến với môn này khi cầm vợt đánh bóng vào tường nhà.
Mặc dù những người Hồi giáo như cô phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe về trang phục, gần như kín mít từ đầu đến chân nhưng Shahsavari không cho đó là khó khăn: “Tôi đã mặc trang phục như thế này ở nhà cũng như tại các giải đấu quốc tế. Tôi đã quen với nó”, VĐV có hơn 10 năm trong đội bóng bàn quốc gia Iran cho biết.
Đài truyền hình quốc gia Iran hiếm khi tường thuật trực tiếp một sự kiện thể thao có phụ nữ tham gia mặc dù niềm đam mê thể thao của phái yếu ở quốc gia này là bất tận. Chỉ có một trường hợp ngoại lệ từ trước đến nay là VĐV taekwondo Sara Khoshjamal-Fekri - người từng được tạp chí Time của Mỹ liệt kê là 100 VĐV đáng xem nhất tại Thế vận hội 2008 dù sau đó đã bị loại tại tứ kết.
Tại Thế vận hội 2012, Iran có 54 VĐV tham dự trong có 8 VĐV tranh tài ở các môn: bóng bàn, ném tạ xích, đua thuyền, kayak, bắn cung, taekwondo và 10m súng lục. Iran tham dự Thế vận hội lần đầu tiên vào năm 1948. Họ từng từ chối tham dự Thế vận hội 1980 và 1984 vì lý do chính trị. Thành tích của họ từ trước đến nay là 11 HCV, 15 HCB và 22 HCĐ.
Tính ra Iran là một trong những quốc gia Hồi giáo tiên phong trong việc mở cửa cho các VĐV nữ được tranh tài tại Thế vận hội. Tính đến trước kỳ đại hội tại London năm nay có 3 quốc gia là Ả-Rập Xê-Út, Brunei và Qatar đều chưa từng cho phép các VĐV tham dự Thế vận hội vì định kiến từ tư tưởng Hồi giáo cực đoan. Nhưng năm nay cả 3 quốc gia này đều có VĐV tham dự. Ả-Rập Xê-Út có 2 VĐV là Wodjan Ali Seraj Abdulrahim Shahrkhani (Judo) và Sarah Attar (điền kinh 800m). Trong khi đó, VĐV bắn súng Bahiya al-Hamad của Qatar thậm chí còn có vinh dự cầm cờ cho quốc gia này.
Vào đầu tháng 7 này Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA cũng đã có 1 quyết định quan trọng là loại bỏ khăn trùm đầu đối với những nữ cầu thủ Hồi giáo. Hầu hết các quốc gia đều chấp nhận quyết định này trừ Ả-Rập Xê-Út.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?