Phó Thủ tướng đã đặc biệt lưu ý "chúng ta phải có quan điểm trước những cái chưa tốt của SEA Games, im lặng về điều đó là không tốt".
VĐV khóc hết nước mắt vì bị đối xử bất công tại SEA Games |
Lần đầu tiên, một lãnh đạo Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam- người trực tiếp phụ trách lĩnh vực thể thao- đặt ra vấn đề Việt nam cần phải có quan điểm về SEA Games. Đấu trường khu vực này bên cạnh một vị thế, giá trị không thể bàn cãi đã ngày càng bộc lộ những bất cập hạn chế, thậm chí tiêu cực. Từ chỉ đạo của Phó Thủ tướng, chắc chắn ngành thể thao sẽ có bước đột phá trong cách tiếp cận, tham dự SEA Games.
Trong đó, Phó Thủ tướng đã đặc biệt lưu ý "chúng ta phải có quan điểm trước những cái chưa tốt của SEA Games, im lặng về điều đó là không tốt".
Rõ ràng, qua phát biểu này, không chỉ thể hiện sự quan tâm theo sát các hoạt động thể thao, nhất là hành trình dự tranh SEA Games của thể thao Việt Nam mà Phó Thủ tướng đã nhắn gửi một cách ý nhị về một thực tế sân chơi khu vực có những hạn chế, bất cập lớn và điều quan trọng hơn ngành thể thao đã chưa có những động thái cần thiết, đúng mức với những mặt trái ấy. Có thể hiểu, đây cũng chính là chỉ đạo chính thức của Chính phủ về cách tiếp cận, dự tranh SEA Games của Việt Nam.
Tiếp thu ý kiến của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam, Hoàng Tuấn Anh, đã cam kết ngành thể thao sẽ quyết tâm thực hiện hiệu quả ngay 2 nội dung. Thứ nhất, có y kiến mạnh mẽ về vấn đề làm sao các kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á phải diễn ra trong tinh thần đoàn kết, hữu nghị, trong sáng, vô tư và không có chuyện tiêu cực trong mắt cộng đồng ASEAN.
Thứ hai, điều chỉnh một cách căn bản mục tiêu và phương thức dự tranh SEA Games theo hướng là bước đệm cho ASIAD và Olympic, ưu tiên tối đa cho các môn cơ bản, đại chúng cũng như việc đào tạo, tập dượt cho các VĐV trẻ. Từ chỉ đạo rõ ràng của Phó Thủ tướng cùng tiếp thu nghiêm túc của người đứng đầu ngành thể thao chắc chắn sẽ tạo ra một bước ngoặt mới cho việc tham dự SEA Games của thể thao Việt Nam, cũng như sự đóng góp vào mô hình, cách thức tổ chức của sân chơi này.
Có thể nói không quá rằng, một nhận thức mới cho toàn ngành thể thao đã được xác lập thay vì một sự nửa vời và phần nào đó thỏa hiệp với "hội làng" như lâu nay.
U19 VN sẽ là nòng cốt dự SEA Games 2 năm tới
Những người làm thể thao, nhất là một số người thuộc diện thủ cựu, vẫn luôn lấy đặc tính khu vực, bản sắc văn hóa và tính kết nối đặc thù để cho rằng Việt Nam phải chấp nhận một chương trình thi đấu sau mỗi kỳ lại thay đổi tới quá nửa, chuyện chia nhường huy chương, hay thậm chí cả vấn nạn trọng tài, xử ép trắng trợn.
Tuy nhiên, thực tế thể thao Việt Nam có quyền, có trách nhiệm lựa chọn mục tiêu, cách thức dự tranh SEA Games theo tính toán chứ không thể mãi cuốn theo "hội làng" trong căn bệnh thành tích trước mắt ngày một trầm kha. Thái Lan, Singapore và rõ nhất là Malaysia từ nhiều kỳ Đại hội đã thực hiện hiệu quả, quyết liệt điều này.
Khởi đầu từ sự thay đổi nhận thức, giờ là lúc không thể muộn hơn, ngành thể thao phải hành động, hành động thiết thực chứ không phải ứng phó hình thức.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?