Nét trầm mặc cổ kính, đêm Hoàng Cung huyền diệu tái hiện lịch sử của chốn lầu son đã tạo nên một Huế mộng mơ hấp dẫn du khách.
Cố đô Huế lung linh trong đêm. Ảnh: Quang Nguyên |
1. Di tích cung đình còn nguyên vẹn nhất ở Việt Nam
Nếu bạn từng đến cố đô Hoa Lư (Nình Bình), Cổ Loa, Thăng Long (Hà Nội), những nơi từng là kinh đô của nước Việt Nam, giờ đã trở thành phế tích, sẽ thấy quần thể di tích cố đô Huế vẫn còn được bảo tồn một cách nguyên vẹn nhất. Với cung điện, thành trì, đàn miếu, lăng tẩm, chùa chiền và nhiều nhà vườn có tuổi đời vài trăm năm... cố đô Huế mang trong mình vẻ đẹp thanh bình, yên tĩnh.
Du khách đến Huế sẽ được chiêm ngưỡng những kiệt tác nghệ thuật của cung điện vàng son, đền đài lăng miếu lộng lẫy, lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam thắng cảnh trầm mặc. Bên cạnh đó, Huế cũng không kém phần nhộn nhịp đông đúc, là nét hấp dẫn khi muốn tìm một chốn thanh tịnh nhưng không quá u buồn.
2. Công trình kiến trúc quân sự
Kinh thành Huế được xây dựng dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng, toạ lạc ở phía Bắc sông Hương, mặt quay về hướng Nam. Kinh thành Huế là sự kết hợp độc đáo giữa những nguyên tắc kiến trúc truyền thống Việt Nam, tư tưởng triết lý phương Đông với thuyết âm dương ngũ hành cùng những đặc điểm mang ảnh hưởng kiến trúc quân sự phương tây.
3. Lăng tẩm vua chúa độc đáo nhất
Lăng tẩm của các vua triều Nguyễn tuân theo đúng nguyên tắc phong thủy như: sông, núi, ao, hồ, khe suối. Bố cục mặt bằng khu lăng tẩm nào cũng chia làm hai phần chính: phần lăng và phần tẩm. Khu vực lăng chôn thi hài nhà vua, khu vực tẩm là chỗ xây nhiều miếu, điện, lầu gác, đình....để nhà vua lúc còn sống thỉnh thoảng rời hoành cung lên đây tiêu khiển. Chính vì vậy, mỗi lăng tẩm Huế, chẳng những là di tích lịch sử văn hoá mà còn là một thắng cảnh, một đoá hoa nghệ thuật kiến trúc độc đáo, riêng biệt giữa chốn núi đồi xứ Huế.
4. Hệ thống báu vật cung đình quý giá nhất còn được lưu giữ
Nằm trong Thành Nội, Bảo tàng cổ vật cung đình Huế được thành lập vào năm 1923, với tên đầu tiên là Musee’ Khải Định. Sau đó, nó đã năm lần được thay đổi tên và đến năm 1993, được đổi tên thành Bảo tàng cổ vật cung đình Huế.
Tại bảo tàng này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về hàng nghìn hiện vật gồm đồ gốm sứ, gỗ , đồng, pháp lam, đá, xương, ngà, sừng, điêu khắc trên đá... được trưng bày tại đây.
5. Phục dựng thành công một số lễ hội cung đình đặc sắc
Lễ tế xã tắc được tái hiện ở Huế. Ảnh: thethaovanhoa.
Lễ hội cung đình ở Huế xưa kia là những cuộc lễ mang tính quốc gia, do nhà nước đứng ra tổ chức và thực hiện. Có hàng chục lễ hội lớn nhỏ khác nhau được cử hành hàng năm ở đất thần kinh. Chúng đã được triều đình quy định rất chặt chẽ và nghiêm túc, thậm chí được ghi thành điều lệ. Từ vua quan đến dân chúng, từ hoàng gia đến dân chúng đều phải tuân thủ những điều lệ nghiêm ngặt ấy. Ngày nay, du khách đến Huế sẽ được xem những màn tái hiện lại một số lễ hội cung đình.
6. Nhã nhạc cung đình
Nhã nhạc cung đình, một trong những nét đẹp văn hoá nghệ thuật độc đáo của xứ Huế đã được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Đây là dòng nhạc cung đình truyền thống phương đông còn bảo lưu duy nhất ở cố đô này. Du khách có thể thưởng thức những tài năng âm nhạc với những nhạc khí được chế tạo công phu được trình diễn ở Huế.
Trước đây, thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến này được biểu diễn vào các dịp lễ hội như vua đăng quang, vua băng hà hay các lễ hội tôn nghiêm khác trong 5 triều đại nhà Nguyễn.
7. Đêm hoàng cung
Vào mỗi dịp Festival Huế, thành cũ, mái đình rêu phong cổ kính của Đại Nội - Huế về đêm được thắp lên ánh sáng lung linh huyền ảo. Từ cửa Ngọ Môn, cổng chính của khu vực Đại Nội (Hoàng thành Huế), du khách sẽ thấy cờ xí được bày trí, đèn lọng uy nghiêm, hàng lính cấm vệ trong sắc phục truyền thống... Đó là sự tái hiện cuộc sống phồn hoa của chốn hoàng cung khi màn đêm buông xuống. Du khách sẽ được thả hồn mình vào một không gian huyền ảo khói sương với mùi trầm hương nghi ngút, như được sống trong không gian hoàng cung đầy huyền hoặc.
8. Ca Huế trên sông Hương
Ca Huế là một món ăn tinh thần quý giá, một thú vui tao nhã mà bất cứ du khách nào đến Huế cũng đều muốn có dịp được được thưởng thức. Du thuyền lướt nhẹ trên sông Hương dưới ánh trăng thơ mộng hay dưới ánh đèn thắp sáng lung linh ở hai bên bờ sông, còn gì tuyệt vời khi được nghe ca Huế.
Đêm ca Huế trên sông Hương thường được bắt đầu từ 7h tối. Đò nghe ca Huế được thả trên sông đoạn từ Phu Văn Lâu đến cầu Tràng Tiền, đi ngang qua kinh thành để du khách có dịp trải nghiệm những góc nhìn độc đáo về văn hóa lịch sử ở đất cố đô.
9. Ẩm thực cung đình
Những món ăn màu sắc được trình bày rất hấp dẫn. Ảnh: A. Thư
Nói đến ăn uống xứ Huế, người ta thường nghĩ đến lối ăn cung đình, một phong cách ẩm thực được hình thành để phục vụ triều đình nhà Nguyễn trong hơn một thế kỷ đóng đô ở đây. Nền ẩm thực cung đình Huế luôn biểu hiện sự tinh túy, cầu kỳ, trang nhã và thanh cao. Người Huế vẫn giữ được một phần hình ảnh ăn uống chốn cung đình xưa, vì vậy đến Huế bạn sẽ được thưởng thức những tinh hoa của ẩm thực.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%