Ngân hàng Vietcombank vừa phát đi cảnh báo mới về tình trạng gia tăng các vụ lừa đảo mạo danh nhân viên hoặc tổng đài ngân hàng để chiếm đoạt tài sản khách hàng.
![]() |
|
Theo thông tin đăng tải trên website chính thức của Vietcombank, các đối tượng tiếp cận khách hàng qua các phương thức phổ biến như gọi điện, gửi tin nhắn SMS, Zalo, Messenger… với nội dung mời chào mở thẻ ghi nợ phi vật lý hoặc đăng ký phát hành thẻ tín dụng. Trong đó, một số số điện thoại đã bị phát hiện có dấu hiệu lừa đảo như 0236.688.8766, 024.8886.0469, 028.8886.5154, 1900.355.561…
Trong một số trường hợp, khi khách hàng nhận cuộc gọi, họ sẽ nghe thấy một đoạn ghi âm từ tổng đài tự động với nội dung: “Chúc mừng quý khách đã đủ điều kiện phát hành thẻ tín dụng tại ngân hàng. Nếu khách hàng có nhu cầu, nhấn phím 1 hoặc nhấn phím 0 để gặp tổng đài viên”. Nếu làm theo hướng dẫn, cuộc gọi sẽ bị ngắt. Sau đó, kẻ gian tiếp tục gọi lại và giả danh nhân viên ngân hàng để lừa lấy các thông tin bảo mật.
Kịch bản lừa đảo thường bao gồm việc dụ dỗ khách hàng đăng ký phát hành thẻ và yêu cầu cung cấp các thông tin như hình ảnh thẻ, dãy số in trên thẻ, tên chủ thẻ, mã OTP hoặc ảnh chụp màn hình có chứa số thẻ hiển thị trên ứng dụng VCB Digibank. Những thông tin này sau đó được đối tượng sử dụng để liên kết với ví điện tử, thực hiện các giao dịch trên các sàn thương mại điện tử và chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
Ảnh minh họa.
Ngoài ra, một số chiêu trò khác cũng đã được ghi nhận, như yêu cầu khách hàng chuyển tiền để nâng điểm tín dụng, thanh toán phí hồ sơ hoặc phí phát hành thẻ, qua đó chiếm đoạt số tiền được chuyển.
Trước tình hình trên, Vietcombank khuyến cáo khách hàng tuyệt đối không cung cấp bất kỳ thông tin bảo mật nào như mật khẩu đăng nhập ứng dụng VCB Digibank, mã OTP, hình ảnh thẻ... cho bất kỳ ai, kể cả người tự xưng là nhân viên ngân hàng. Ngân hàng khẳng định không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin bảo mật qua điện thoại, email, mạng xã hội hoặc bất kỳ hình thức nào khác.
Vietcombank cũng nhấn mạnh, khách hàng không nên truy cập vào các đường link lạ, quét mã QR không rõ nguồn gốc hoặc tin tưởng vào các email, tin nhắn có đính kèm liên kết từ người không quen biết. Mọi thông tin chính thức chỉ được công bố qua các kênh truyền thông chính thống của Vietcombank.
Để nâng cao cảnh giác và bảo vệ tài khoản, khách hàng được khuyến khích theo dõi thường xuyên chuyên mục “Cảnh báo rủi ro” trên website chính thức của Vietcombank, nhằm cập nhật các hướng dẫn giao dịch an toàn cũng như nhận biết những thủ đoạn lừa đảo mới.
Dấu hiệu nhận biết cuộc gọi lừa đảo mạo danh cán bộ ngân hàng
Theo khuyến cáo của các ngân hàng, có 6 dấu hiệu nhận biết cuộc gọi mạo danh cán bộ ngân hàng, bao gồm:
1. Cuộc gọi từ số điện thoại lạ
Ngân hàng chỉ liên hệ với khách hàng qua đầu số hiển thị tên thương hiệu của ngân hàng.
2. Giới thiệu là nhân viên ngân hàng một cách chung chung
Đối tượng giới thiệu nhân viên ngân hàng từ hội sở hay nhân viên chăm sóc khách hàng trụ sở chính.
Cuộc gọi chính thức từ ngân hàng sẽ từ cán bộ trung tâm dịch vụ khách hàng hoặc tên chi nhánh cụ thể.
3. Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, mật khẩu
Ngân hàng không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật như mật khẩu, mã OTP, mã PIN thẻ, màn hình giao dịch,... cũng như không bao giờ yêu cầu khách hàng nộp tiền vào tài khoản.
Do vậy, người dùng tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, mật khẩu đăng nhập tài khoản, mã PIN thẻ, mã OTP cho bất kỳ ai qua điện thoại, kể cả khi người gọi tự xưng là nhân viên ngân hàng.
Ảnh minh họa.
4. Yêu cầu kết bạn qua Zalo, Facebook hay mạng xã hội khác để hướng dẫn mở thẻ, mở tài khoản,...
Ngân hàng chỉ hướng dẫn khách hàng đăng ký mở thẻ/mở tài khoản thông qua hai kênh là tại quầy hoặc mở trực tuyến trên ứng dụng chính thức và duy nhất của mỗi ngân hàng và không yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, thông tin bảo mật cũng như nộp tiền vào tài khoản.
5. Gọi lại số điện thoại thường không liên lạc được
Khi khách hàng gọi lại số điện thoại nghi ngờ lừa đảo thì không có tín hiệu hoặc rất lâu mới có tín hiệu, có tín hiệu nhưng không có người bắt máy.
6. Tạo áp lực, hối thúc
Kẻ gian thường tạo áp lực, hối thúc "con mồi" cung cấp thông tin hoặc thực hiện giao dịch ngay lập tức. Trong trường hợp này, hãy bình tĩnh và từ chối cung cấp thông tin hoặc từ chối thực hiện giao dịch.
Bên cạnh chiêu lừa đảo mạo danh nhân viên ngân hàng, gần đây các đối tượng lừa đảo gia tăng tiếp cận người có tài khoản ngân hàng bằng cách giả danh cơ quan chức năng (công an, thuế,... ) yêu cầu cài đặt dịch vụ công.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'


-
Danh sách những hành vi được coi là trốn thuế năm 2025? Người dân cần nắm rõ kẻo vi phạm
-
Từ nay, người dùng MXH livestream sai sự thật có thể bị phạt đến 50 triệu đồng, đúng không?
-
Chi tiết các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe máy theo quy định mới
-
Đề xuất tăng mạnh mức phạt với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, có thể lên tới 400 triệu đồng




-
Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 1, chính thức ghi nhận cơn bão đầu tiên năm 2025
-
Tin vui: Từ ngày 9/6, người dân Hà Nội sẽ không phải xếp hàng để xin giấy phép xây dựng
-
Hố tử thần ở Bắc Kạn: Khả năng bên dưới có hệ thống sông ngầm?
-
3 điểm đặc biệt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
-
Tin vui từ 15/6, hàng nghìn người được hưởng phụ cấp tăng thêm bằng 150% mức lương hiện hưởng
-
5 trường đại học lớn bỏ thi khối C ngay sát kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025
-
Diễn viên nổi tiếng với 'Chạy án': U50 trải qua 2 lần đò, ngoại hình thay đổi vì thẩm mĩ
-
Trường hợp này sẽ được tăng lương hưu tháng 6/2025 theo Nghị định 75/2024, ai không biết dễ mất quyền lợi