Thỉnh thoảng, bên thông gia lại sang chơi và 'mặt dày' xin hết đồ này thứ nọ. Con dâu tôi thì còn thường xuyên 'cắp trộm' về cho bố mẹ đẻ.
|
Tôi năm nay 57 tuổi, là một bà giáo già về hưu và đang sống cùng cậu con trai hơn 30 tuổi vẫn còn dại dột của mình. Sở dĩ tôi nói vậy là vì nó không nghe lời tôi, cố chấp cưới một cô gái không có tình người về làm vợ. Để bây giờ sáng mắt ra nhưng bất lực, chẳng thể làm được gì nữa.
Vợ chồng tôi có mỗi cậu con trai này, vừa tốt nghiệp đại học đã được giữ lại trường làm việc và được tuyển ra nước ngoài học nghiên cứu. Tương lai rộng mở như vậy nhưng con trai tôi lại phải lòng một cô gái không nghề nghiệp, làm phục vụ bàn trong một nhà hàng. Không hiểu yêu đương như thế nào mà con trai tôi từ chối đi nước ngoài, ở lại và nằng nặc đòi cưới cô gái đấy làm vợ.
Mặc cho tôi phản đối, ngăn cấm, năn nỉ, nó vẫn nhất quyết cưới. Nó còn đe dọa tôi không lấy cô gái này thì cả đời này không lấy vợ. Thử hỏi, với một người mẹ đang khao khát có cháu bế như tôi, sao dám lấy hôn nhân của con ra làm trò đùa. Vì thế mà hai vợ chồng tôi cắn răng đồng ý.
Ngay từ lần đầu nhìn thấy cô con dâu này, tôi đã cảm thấy không hợp với con trai tôi rồi. Con tôi thành thật, là người nghiên cứu nên không giỏi ăn nói. Trong khi cô con dâu này thì mồm mép như tép nhảy, thích khoa trương. Từ ngày về làm dâu nhà tôi, chưa từng vào bếp. Không phải tôi ngồi xét nét con dâu, mà là con dâu tôi dường như không hề có ý thức việc này.
Con dâu tôi không hề có ý thức việc mình đi làm dâu (Ảnh minh họa)
Ăn trưa xong là lên giường nằm ngủ rồi ngồi máy tính lên mạng tới xẩm tối vẫn không chịu dậy đi chợ nấu cơm. Đồ ăn vặt thì mua về rồi nhốt mình trong phòng để ăn, đến bữa thì lấy lý do không đói để khỏi phải nấu cơm, ăn cơm và rửa bát. Ấy vậy mà con trai tôi lại cuống lên, còn trách cứ tôi khó tính, để vợ nó tủi thân không dám ra ăn cơm.
Phải nói thêm là từ ngày lấy chồng, con dâu tôi không phải đi làm phục vụ bàn nữa. Nhưng cũng chẳng xin được việc gì tốt cả nên vẫn ở nhà cho chồng nuôi. Thế mà không chịu chăm sóc chồng, hở chút là về nhà mẹ đẻ chơi. Biết nhà tôi có điều kiện, thông gia bên đó luôn tục gợi ý xin cái này, xin cái nọ rồi bảo con dâu tôi lấy về. Mới đầu là những thứ không đáng tiền như cái máy đo huyết áp và nhịp tim của tôi. Sau rồi là máy mát xa chân của chồng tôi. Càng ngày càng táo tợn, xin cả cái ghế xoa bóp mấy chục triệu mà hai vợ chồng tôi phải đắn đo tiết kiệm vài tháng trời mới dám mua.
Ông bà thông gia đúng là “mặt dày”, đến chơi ăn uống linh đình, thế mà khi về còn xin cả hộp nước yến mà đứa em tôi ở Hong Kong gửi về cho. Lúc đầu tôi cười có ý từ chối không cho. Nhưng hai người đó không hiểu chuyện, cứ xin xỏ mãi. Con dâu tôi còn mặt dày hơn, đưa cho họ và bảo “Bố mẹ cứ cầm về uống đi. Mẹ chồng con bên này còn nhiều lắm”. Sự thật là tôi nào có nhiều đâu. Lần đó, tôi giận con dâu tím mặt, nhưng nghĩ bụng mình là người lớn, giận con cái vì mấy hộp nước uống thì chẳng ra sao cả. Vậy nên tôi đành thôi. Không ngờ, từ đó, con dâu tôi còn thường xuyên “cắp” đồ về cho bố mẹ đẻ. Đều là hàng nhập khẩu mà tôi mua hoặc được tặng, được biếu.
Để con dâu không ở nhà “dòm ngó” các thứ nữa. Tôi bàn với con trai tìm việc cho con dâu. Cuối cùng dưới sự nhờ vả khắp nơi của tôi, con dâu tôi đã vào được một xí nghiệp lâu năm, làm nhân viên hành chính. Công việc rất đơn giản, thời gian không bị gò bó. Vậy mà con dâu tôi vẫn chểnh mảng đến nỗi đi làm được 2 tháng, đã có người gọi điện cho tôi nhắc khéo. Chuyện này khiến tôi vô cùng xấu hổ. Nhưng chưa kịp “lên lớp” con dâu thì bất hạnh đã ập đến trên đầu con trai tôi.
Con trai tôi vẫn không thể tin người vợ mà nó yêu thương lại vô tình bạc nghĩa như vậy
(Ảnh minh họa)
Cách đây nửa tháng, con trai tôi đi đám cưới đứa bạn học cùng cấp 3, trên đường về bị tai nạn. Nghe tin, tôi như rụng rời cả người. Vội vã cùng ông nhà tôi tới bệnh viện. Tôi cũng gọi điện cho con dâu đang đi làm về gấp. Tôi đến bệnh viện được một lúc thì con dâu xuất hiện. Không ngờ, vừa nghe tin con trai tôi bị hôn mê, nguy hiểm tới tính mạng. Vụ tai nạn khá nặng khiến con trai tôi phải cắt bỏ một cánh tay. Cô con dâu vô tình vô nghĩa vừa nghe tới đó đã lấy lý do về quê ăn giỗ, để chạy về nhà mẹ đẻ.
Từ hôm đó, mặc cho tôi gọi bao nhiêu cuộc, con dâu cũng không hề nghe máy. Còn bà thông gia thì nhắn tin cho tôi bảo đừng gọi nữa, con gái bà ta đang buồn và đau khổ, không muốn nghe máy. Tôi ngờ rằng cô ta chẳng phải buồn vì chồng đang cấp cứu trong bệnh viện đâu, mà buồn vì bản thân cô ta thôi.
Con trai tôi tỉnh lại sau 3 ngày hôm mê, việc đầu tiên nó hỏi là vợ con đâu khiến bà già này uất ức quá thể. Tôi kể lại chuyện xảy ra trong mấy ngày qua cho con nghe, con trai tôi chỉ trầm mặc. Tôi đưa điện thoại cho con trai gọi điện cho vợ, không biết hai đứa nói gì với nhau mà xong rồi con trai tôi ném luôn điện thoại. Tôi gặng hỏi thì con trai quát tháo inh ỏi chỉ bởi nó vẫn không thể tin được người vợ mà nó hết lòng yêu thương lại vô tình bạc nghĩa như vậy.
Mấy ngày qua, tâm trạng của con trai tôi rất tệ. Tôi biết nó buồn phiền vì vợ. Thử hỏi trên đời này làm sao lại có người như vậy? Sẵn sàng bỏ chồng khi họa nạn, vô tình và tham lam, chỉ biết đến tiền. Kể cả gia đình thông gia, cũng không thấy bén mảng tới bệnh viện thăm nom con rể, hỏi han gì sức khỏe của con. Tôi thấy ấm ức quá, lần này tôi nhất định sẽ bắt con trai bỏ người vợ bạc tình bạc nghĩa này.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Phụ nữ thường xuyên đến 3 nơi này, phần lớn là 'không đứng đắn'
- Dù cha mẹ có tiền hay không, 4 loại thực phẩm này nên cho con ăn thường xuyên để bổ sung canxi và phát triển trí não
- Phụ nữ thông minh sẽ không tiếc tiền vào 3 việc này, dù giàu hay nghèo cũng phải ưu tiên
- Có thể thấy rõ một cặp đôi có thực sự yêu nhau hay không bằng cách nhìn vào ba nơi trong nhà!
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành