t nhất 35 người đã thiệt mạng và nhiều người khác còn mất tích trong đống đổ nát sau vụ sập cầu đường cao tốc tại thành phố Genoa, miền Bắc Italia.
|
Thông báo mới nhất từ các quan chức chính quyền Italia cho biết, ít nhất 35 người đã thiệt mạng và nhiều người khác còn mất tích trong đống đổ nát sau vụ sập cầu tại thành phố Genoa, miền Bắc Italia.
Hiện trường vụ sập cầu đường cao tốc ở Italia. (Ảnh: Reuters)
Con số nạn nhân trong vụ sập cầu tại thành phố Genoa ở miền Bắc Italia tiếp tục tăng cao. Trong thông báo mới nhất được Bộ Nội vụ Italia đưa ra vào nửa đêm qua theo giờ Italia, đã có ít nhất 35 người thiệt mạng và hàng chục người khác vẫn bị mất tích trong đống đổ nát sau vụ sập cầu.
Ở thời điểm hiện tại, nhà chức trách Italia cũng đã huy động ít nhất 200 lính cứu hoả hoạt động xuyên đêm để tìm kiếm những người sống sót. Nhiều đội cứu hộ từ nhiều nơi trên thế giới, được trang bị chó nghiệp vụ, cũng đang đổ về Genoa để trợ giúp chính quyền địa phương trong việc tìm kiếm các nạn nhân.
Hiện tại, ngoài nỗ lực nhanh chóng tìm kiếm các nạn nhân, nhà chức trách Italia cũng lo ngại nguy cơ rò rỉ khí ga do địa điểm sập cầu nằm ngay tại một nhà máy công nghiệp.
Con số nạn nhân được dự đoán chắc chắn sẽ còn tăng cao do vụ sập cầu đã để lại một hiện trường hàng nghìn tấn bê tông và theo các nhân chứng, vào thời điểm sập cầu có tương đối nhiều các phương tiện đang lưu thông trên cầu.
Thủ tướng Italia, ông Giuseppe Conte đã ngay lập tức đến Genoa trong chiều 14/8 để chỉ đạo công tác cứu hộ. Trong khi đó, Bộ trưởng Nội vụ Italia, Matteo Salvini đã lập tức tuyên bố là chính quyền Italia sẽ làm đến cùng để đưa những người có trách nhiệm trong bi kịch này ra ánh sáng.
Trong lúc này, những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến vụ sập cầu đã bắt đầu được phân tích. Theo báo chí Italia, các dấu hiệu bất ổn liên quan đến cây cầu Morandi tại Genoa đã được cảnh báo từ năm 2016 khi một Giáo sư khoa Công trình của trường Đại học Genoa là Antonio Brencich đã đưa ra cảnh báo là cầu Morandi có nhiều lỗi thiết kế, đặc biệt liên quan đền phần bê-tông làm trụ cầu.
Tuy nhiên, các cảnh báo đã bị bỏ qua, bất chấp thực tế là chính quyền địa phương tại Genoa phải chi một khoản tiền bảo dưỡng thường xuyên cho cây cầu cao hơn cả chi phí xây dựng cây cầu.
Hiện tại, lãnh đạo nhiều nước châu Âu như Thủ tướng Đức Angela Merkel hay Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên tiếng bày tỏ sự đoàn kết với Chính phủ và nhân dân Italia, đồng thời cho biết các nước này sẵn sàng trợ giúp Italia về mặt nhân lực và kỹ thuật để khắc phục hậu quả vụ sập cầu.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Loài chim 'vip nhất thế giới': Được cấp hộ chiếu, ngồi khoang thương gia và có giá cao ngất đến nửa tỷ đồng
- Virus HMPV là gì? Virus đang lây lan bệnh hô hấp tại Trung Quốc có nguy hiểm như Covid-19?
- Đập thuỷ điện lớn nhất thế giới có loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới: Nặng tới hơn 700 kg
- Kỳ lạ: Ngôi làng người dân đi hặt bừa đá cuội cũng thành tỷ phú
- Chọn tuổi xông nhà 2025 cần lưu ý gì? Tuổi xông đất hợp với 12 con giáp
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?
- Từ 1/1/2025, công chức và viên chức nằm trong diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc 8 chính sách này