Nga bày tỏ lo lắng trước việc gia tăng hoạt động quân sự “chưa từng có” của Mỹ và NATO gần biên giới Nga trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Ukraine.
Mỹ và NATO gần đây tăng cường sự hiện diện quân sự ở Đông Âu |
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu lên án những hành động “khiêu khích” của Mỹ và NATO.
Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Chuck Hagel ngày 26/4, ông Shoigu cho biết hoạt động quân sự của Mỹ và NATO ở Đông Âu đi kèm theo là những phát ngôn “khiêu khích” rằng phải “kiềm chế” Nga. Đáp lời, ông Hagel cảnh báo sự hung hăng của Nga sẽ dẫn đến việc nước này sẽ chịu thêm nhiều áp lực ngoại giao và kinh tế.
Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Nga thông báo quân đội của họ đã trở về “vị trí thường trực” sau khi tập trận ở biên giới Ukraine. Tuy nhiên, ông Shoigu không nói rõ là số lượng binh lính Nga được triển khai đến khu vực này - được cho là khoảng 40.000 người - có giảm xuống hay không.
Trong khi đó, Mỹ đã điều động 600 quân tới Ba Lan và các nước Baltic. Washington cho biết họ đã triển khai thêm binh lính để trấn an các đồng minh NATO. Ngoài ra, Anh và Pháp đã triển khai 8 máy bay chiến đấu tới Lithuania và Ba Lan để tăng cường năng lực phòng không của NATO ở khu vực Baltic.
Cùng ngày 28/4, Liên hiệp châu Âu (EU) áp đặt các biện pháp đóng băng tài sản và cấm thị thực đối với 15 quan chức Nga và Ukraine trong khuôn khổ các lệnh trừng phạt bổ sung nhằm vào Nga.
Như vậy, động thái trên nâng tổng số người bị EU áp đặt trừng phạt lên 48 người, mà phía EU gọi là góp phần làm tổn hại sự toàn vẹn lãnh thổ của Kiev. Trong số các nhân vật bị trừng phạt lần này có Phó Thủ tướng Dmitry Kozak, Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov, Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo quốc phòng Nga (GRU) Igor Sergun.
Các nhà ngoại giao EU cho biết danh sách sẽ không bao gồm người đứng đầu các tập đoàn năng lượng của Nga như Giám đốc điều hành công ty dầu Rosnef Igor Sechin, người có mặt trong danh sách trừng phạt của Mỹ ngày 28/4.
Quyết định của EU diễn ra không lâu sau tuyên bố của Nhà Trắng rằng Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với 7 quan chức và 17 công ty Nga có liên quan tới Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đến nay, EU chỉ mới áp đặt các lệnh trừng phạt lên các cá nhân, chứ không phải các công ty Nga. Các nhà ngoại giao nói rằng các đại sứ EU nhóm họp hôm 28/4, thảo luận sự cần thiết nhằm mở rộng cơ sở pháp lý để cho phép khối áp đặt các lệnh trừng phạt lên các công ty Nga.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar
- Cô gái Việt duy nhất được nhà tiên tri mù Vanga dự đoán số phận là ai?
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?