Không giống với Việt Nam, một số nơi trên thế giới sẽ đón năm mới 2025 sớm hơn các nước khác.
|
Năm mới 2025 gần đến, mang theo những hy vọng và mong ước mới cho toàn nhân loại. Nhưng bạn có biết rằng, khoảnh khắc chuyển giao giữa năm 2024 và 2025 không diễn ra cùng lúc trên toàn thế giới? Do sự chênh lệch múi giờ, việc đón năm mới diễn ra theo một thứ tự đặc biệt, từ Đông sang Tây, trải dài qua nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.
Nơi nào đón năm mới đầu tiên trên thế giới? (Ảnh minh hoạ)
Năm mới đến đầu tiên ở Châu Đại Dương. Điểm đánh dấu khoảnh khắc chuyển giao năm mới đầu tiên thuộc về đảo Kiritimati, còn được gọi là đảo Giáng sinh, thuộc Cộng hòa Kiribati. Nằm ở múi giờ xa nhất thế giới, đảo Kiritimati đón năm mới vào lúc 10h sáng ngày 31/12 theo giờ chuẩn Greenwich (GMT), tương đương 17h ngày 31/12 ở Việt Nam.
Năm mới ở đảo Kiritimati
Cùng đón năm mới sớm nhất với đảo Kiritimati là Tonga và quốc đảo Samoa (Tây Samoa). Quần đảo Chatham của New Zealand chỉ chậm hơn 3 khu vực trên 15 phút, khiến nơi đây trở thành một trong những nơi chào đón năm mới sớm nhất.
Các quốc gia và khu vực đón năm mới 2025 sớm theo giờ Việt Nam gồm:
- 18h: New Zealand
- 20h: Australia, Papua New Guinea
- 22h: Nhật Bản, Hàn Quốc
- 20h - 22h15: Australia
- 22h30: Triều Tiên
- 23h: Trung Quốc, Philippines, Singapore
Việt Nam cùng với Thái Lan, Lào và Campuchia sẽ đón năm mới vào lúc 0h ngày 1/1/2025.
Nơi cuối cùng sẽ bước sang năm 2025 trên thế giới là hai hòn đảo Baker và Howland của Mỹ. Hai hòn đảo này đón năm mới vào lúc 12h ngày 1/1/2025 theo giờ GMT, tương đương 19h ngày 1/1/2025 theo giờ Việt Nam. Tuy nhiên, do không có người sinh sống tại đó nên mọi người thường không để ý đến sự đặc biệt của hai hòn đảo này.
Quần đảo American Samoa là nơi đón năm mới muộn nhất trên thế giới, khi họ đón năm 2025 vào lúc 11h ngày 1/1/2025 theo giờ GMT, tức 18h ngày 1/1/2025 theo giờ Việt Nam.
Quần đảo American Samoa là nơi đón năm mới muộn nhất trên thế giới (Ảnh minh hoạ)
Sự khác biệt về múi giờ do vị trí nằm ở hai phía khác nhau của đường đổi ngày quốc tế khiến American Samoa đón giao thừa muộn hơn Samoa một ngày dù hai nơi này chỉ cách nhau 164 km. Điều này tạo nên một hiện tượng kỳ lạ: nếu một người vừa đón năm mới ở Samoa, họ có thể đi phà (8 tiếng) hoặc máy bay (20 phút) sang American Samoa để "quay ngược thời gian" và chào đón năm mới thêm một lần nữa.
Sự kiện đón năm mới là một minh chứng rõ ràng về sự đa dạng và kỳ diệu của Trái đất. Không chỉ là khoảnh khắc chuyển giao thời gian, việc đón năm mới còn là dịp để mọi người trên khắp thế giới cùng nhau vui mừng, cùng hướng đến một tương lai tươi sáng hơn.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Thành phố lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới âm 65 độ C. Người dân sống ở đó như thế nào?
- Chuyên gia lo ngại sẽ có làn sóng COVID-19 bùng phát vào dịp Giáng sinh năm nay?
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn