Theo hai nghiên cứu mới đây, ô nhiễm đang khiến nhiều người chết sớm hơn cả trên toàn thế giới và ở Mỹ.
|
Ô nhiễm khiến cuộc sống của người dân trên toàn thế giới trở nên ngắn ngủi hơn chiến tranh, khủng bố, sốt rét, HIV, lao, ma túy hay rượu. Đó là kết quả của một báo cáo được công bố trên tạp chí The Lancet Planetary Health. Trong đó, đã phân tích tổng hợp những rủi ro sức khỏe do ô nhiễm không khí, nước và hóa chất độc hại vào năm 2019. Kết quả cho thấy ô nhiễm là nguyên nhân gây ra khoảng 9 triệu ca tử vong mỗi năm. Điều đó đã cho thấy sự mất mát do ô nhiễm gây ra được đặt ngang với hút thuốc.
"Chúng tôi đã không hét lên đủ lớn ở đầu mỗi con phố rằng: Nhìn này!", Richard Fuller, tác giả chính của báo cáo, đồng thời là người sáng lập và Giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận Pure Earth, tập trung vào giải quyết ô nhiễm ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình cho biết.
Một trong hai báo cáo báo cáo của ông Fuller mới đây đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự nguy hiểm khôn lường của ô nhiễm. Nghiên cứu thứ hai được công bố đã chú ý đến Mỹ và cho biết 53.000 ca tử vong sớm có thể được ngăn chặn mỗi năm ở nước này nếu tất cả các khí thải liên quan đến năng lượng được loại bỏ.
Nghiên cứu của ông Fuller cho thấy hơn 90% số ca tử vong liên quan đến ô nhiễm xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Các quốc gia có số người chết vì ô nhiễm cao nhất trong năm 2019 là Ấn Độ, Trung Quốc, Nigeria, Pakistan và Indonesia.
Ô nhiễm không khí từ xe cộ, nhà máy điện và đốt cây trồng - là các mối đe dọa nghiêm trọng nhất, vì nó là nguyên nhân gây ra hơn 6,5 triệu ca tử vong vào năm 2019, nhiều hơn bất kỳ loại ô nhiễm nào khác trong cùng năm đó. Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, nhiễm trùng đường hô hấp, ung thư phổi, lao, bệnh hô hấp mãn tính, tiểu đường, bệnh thận và trẻ sơ sinh nhẹ cân, tất cả đều có thể dẫn đến tử vong sớm.
Sự kết hợp biến đổi của các loại ô nhiễm
Theo nghiên cứu của ông Fuller, số ca tử vong liên quan đến ô nhiễm vẫn không thay đổi trên toàn thế giới kể từ năm 2015. Trong một nghiên cứu trước đây của ông cho thấy ô nhiễm cũng là nguyên nhân dẫn đến 9 triệu ca tử vong sớm vào năm 2015. Nhưng các hình thức ô nhiễm đã thay đổi theo thời gian.
Báo cáo mới của ông cho thấy, số ca tử vong do ô nhiễm nước và không khí trong gia đình đã giảm kể từ năm 2000, trong khi số ca tử vong do ô nhiễm không khí ngoài trời và hóa chất độc hại đã tăng hơn 66% kể từ đó.
Các chuyên gia cho biết đó là do sự tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển, một quá trình thường dẫn đến cải thiện hệ thống vệ sinh trong gia đình đồng thời làm gia tăng việc sử dụng hóa chất công nghiệp và nhiên liệu hóa thạch,.
Các tòa nhà của trung tâm thành phố Los Angeles bị che khuất một phần vào giữa trưa
khi nhìn từ Pasadena vào ngày 5/11/ 2019. (Ảnh: Mario Tama/Getty Images)
Richard Peltier, phó giáo sư về khoa học sức khỏe môi trường tại Đại học Massachusetts Amherst, không tham gia vào cả hai nghiên cứu cho biết: "Đó là một vấn đề phức tạp."
Các nhà khoa học cũng đã xác định lượng hóa chất độc hại ngày càng tăng trong các mặt hàng gia dụng như gia vị, sơn, đồ chơi trẻ em và mỹ phẩm. Trong năm 2019, báo cáo cho thấy chì và các chất hóa học khác là nguyên nhân gây ra 1,8 triệu ca tử vong trên toàn thế giới - tăng từ 900.000 ca vào năm 2000.
Chỉ riêng chì hiện đã cướp đi tính mạng của rất nhiều người trên toàn thế giới, cao hơn cả HIV, ông Fuller nói. Các hình thức ô nhiễm hóa học khác có thể bị đánh giá thấp một cách nghiêm trọng, ông cho biết thêm.
Ông nói rằng: "Chúng tôi không đo thủy ngân hoặc thuốc trừ sâu, crom hoặc asen hoặc amiăng. Nếu chúng ta đo lường chính xác tất cả các lần phơi nhiễm hóa chất khác nhau, nó có thể lớn tương đương với ô nhiễm không khí.".
Làm thế nào để giảm thiểu mối đe dọa chết người do ô nhiễm?
Các chuyên gia cho biết nhìn chung rất khó để mọi người tự bảo vệ mình khỏi các mối nguy hiểm tới sức khỏe liên quan đến vấn đề ô nhiễm, đặc biệt là ở các nước kém phát triển.
Ông Peltier nói: "Ví dụ, nếu cháy rừng xảy ra tại nơi ở bạn có thể đeo khẩu trang khi thực sự bị ô nhiễm, nhưng đó không phải là cách tối ưu và không thực hiện được ở nhiều nơi trên thế giới".
Theo một nghiên cứu năm 2021, trong điều kiện khói bụi, khẩu trang N95 mang lại sự bảo vệ tốt nhất.
Ông Peltier cho biết, mọi người cũng có thể lắp đặt bộ lọc không khí trong nhà của họ. Nhưng hình thức bảo vệ tốt nhất có lẽ là theo dõi chất lượng không khí ngoài trời và ở bên trong khi nó trở nên kém.
"Khi chúng ta thấy trời mù sương, có lẽ chúng ta nên trì hoãn việc chạy bộ vào buổi chiều hôm đó", ông Peltier nói.
Ở quy mô lớn hơn, các chuyên gia cho biết, các quốc gia cần dành nhiều kinh phí hơn để kiểm soát tình trạng ô nhiễm.
"Nếu bạn có thể chi 1 USD để khắc phục vấn đề, tôi sẽ chi số tiền đó để chuyển đổi nền kinh tế năng lượng sang tìm kiếm các nguồn tài nguyên sạch hơn, cho dù đó là việc triển khai xe điện hay trang bị thêm các nhà máy điện để sử dụng nhiên liệu đốt sạch", ông Peltier nói.
Mỹ đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí của mình: Từ năm 1990 đến năm 2020, nước này đã chứng kiến sự sụt giảm 78% lượng khí thải kết hợp của sáu chất gây ô nhiễm phổ biến. Nhưng nghiên cứu vừa rồi đã nhấn mạnh rằng còn nhiều việc cần phải làm.
Ví dụ, nghiên cứu ước tính, nếu Mỹ loại bỏ khí thải từ các phương tiện giao thông đường bộ, điều đó có thể ngăn chặn khoảng 11.700 ca tử vong sớm. Loại bỏ khí thải từ ngành điện có thể ngăn chặn thêm 9.300 ca tử vong.
"Chúng tôi có các công nghệ có sẵn để giúp chúng tôi về cơ bản là một ngành điện không tạo ra khí thải trên toàn quốc ở Mỹ", Nicholas Mailloux, tác giả chính của nghiên cứu và là nghiên cứu sinh tại Đại học Wisconsin - Madison, cho biết. Nicholas Mailloux cho biết tjheem: "Một số lĩnh vực khác như hàng không sẽ phức tạp hơn."
"Rõ ràng, điều đó không xảy ra trong một sớm một chiều", Mailloux nói. "Sẽ có một quá trình kéo dài hàng thập kỷ để giảm lượng khí thải trên quy mô mà chúng tôi sẽ chỉ ra."
Ngay cả khi mức độ ô nhiễm của Hoa Kỳ giảm, những lợi ích sức khỏe việc đó có thể sẽ không được cảm nhận một cách đồng đều. Nghiên cứu của ông Mailloux cho thấy việc giảm lượng khí thải ở Tây Nam hầu hết sẽ mang lại lợi ích cho những người sống ở khu vực đó, trong khi việc giảm lượng khí thải ở các bang tại dãy núi Rocky như New Mexico và Utah sẽ có tác động lan tỏa mạnh mẽ ở vùng Trung Tây, Đông Nam và các vùng của miền Nam.
Ông Mailloux cho biết thêm càng nhiều bang và khu vực cùng nỗ lực phối hợp, thì "bạn càng nhận được nhiều lợi ích từ khắp mọi nơi."
Nguồn: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/moi-de-doa-chet-nguoi-do-o-nhiem-tang-len-sau-khi-9-trieu-nguoi-c..
Clip đang được xem nhiều nhất: Sau thông báo ly hôn chồng doanh nhân, Vũ Thu Phương hiện ra sao?
- Loài chim 'vip nhất thế giới': Được cấp hộ chiếu, ngồi khoang thương gia và có giá cao ngất đến nửa tỷ đồng
- Virus HMPV là gì? Virus đang lây lan bệnh hô hấp tại Trung Quốc có nguy hiểm như Covid-19?
- Đập thuỷ điện lớn nhất thế giới có loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới: Nặng tới hơn 700 kg
- Kỳ lạ: Ngôi làng người dân đi hặt bừa đá cuội cũng thành tỷ phú
- Chọn tuổi xông nhà 2025 cần lưu ý gì? Tuổi xông đất hợp với 12 con giáp
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?
- Từ 1/1/2025, công chức và viên chức nằm trong diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc 8 chính sách này