"Con người ta cát bụi, chết rồi cũng trở về với cát bụi. Lúc sống đã cống hiến hết mình, khi mất đi cũng cố gắng làm việc gì có ý nghĩa cho xã hội”, một người hiến xác chia sẻ.
|
"Con người ta cát bụi, chết rồi cũng trở về với cát bụi. Lúc sống đã cống hiến hết mình, khi mất đi cũng cố gắng làm việc gì có ý nghĩa cho xã hội”, một người hiến xác chia sẻ.
Ngồi ở phòng nhận hiến thi hài của Trường Đại học Y dược TP HCM, chứng kiến biết bao con người với những hoàn cảnh khác nhau đến đăng ký hiến mình cho khoa học, chúng tôi mới thấm thía được sự lan tỏa của lòng tốt khắp cộng đồng.
Mong ước của những người cha
17h, khi chị Kha, nhân viên phòng nhận hiến thi hài sắp sửa đóng cửa để về, có tiếng gõ nhẹ, một người chống nạng bước vào. Khó nhọc đặt nạng xuống thành ghế, cụ Mai Lăng Vân (ngụ quận 7) hỏi về thủ tục đăng ký hiến thi hài sau khi mất đi.
Người thân và các y bác sĩ nghiêng mình trước những thi thể hiến thân
cho khoa học tại lễ tri ân, tổ chức vào ngày 4/2.
Cụ cho biết, năm nay đã ngót nghét 80 tuổi. Trước đây sống ở Hà Nội nhưng từ năm 2010, khi mắc bệnh tai biến cụ đã chuyển hẳn vào Sài Gòn để ở và chữa bệnh. “Hà Nội lạnh lắm, cái chân luôn đau nhức và hành hạ tôi hằng đêm,vào Sài Gòn thời tiết ổn định nên sức khỏe khá hơn”, cụ nói. Cụ Vân kể, biết thông tin hiến thi hài qua một người bạn nằm cùng phòng ở bệnh viện nên đến đây tìm hiểu thêm. Cụ vẫn giấu hai con trai và con dâu, tự mình bắt xe buýt đến Đại học Y dược.
Theo cô Sao Mai, giảng viên bộ môn Giải phẫu học, đến đăng ký hiến thi hài gồm nhiều tầng lớp như công an, bộ đội, học sinh, sinh viên, cán bộ lão thành cách mạng… ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Nhất là những người trên 60 tuổi đến đăng ký rất đông, họ đều mong muốn làm việc có ý nghĩa khi chết đi. Ông Phan Văn Tuấn năm nay đã gần 70 tuổi, đi xe máy từ Long Thành (Đồng Nai) lên Đại học Y dược TP HCM để đăng ký.
Ông cho biết, quen một người làm bên ngành Y và có kể về chuyện hiến thi hài. Việc hiến thi hài trên thế giới có từ lâu, ở Việt Nam mới có vài chục năm trở lại đây. Sau khi mất đi, thi thể của mình sẽ được sử dụng để các y bác sĩ, các sinh viên y khoa nghiên cứu khoa học và nâng cao tay nghề. Khi ngỏ lời với con trai cả về việc đăng ký hiến thi hài, thì người này một mực phản đối và cho rằng không hợp với thuần phong mỹ tục. “Tôi đã kiên quyết rồi, con nó có phản đối nữa cũng kệ, tôi sẽ từ từ giảng giải cho nó hiểu. Nếu sau khi mình mất đi mà vẫn làm được những việc tốt cho người khác thì đó là điều nên làm", ông nói. Có mặt trong phòng nhận hiến thi hài từ sớm, ông Nguyễn Kỳ Hinh (74 tuổi) kể, ông bắt xe khách từ huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đến TP HCM từ sáng hôm qua, ở nhờ nhà người bạn nên giờ mới đến đây đăng kí.
Cụ Vân một mình bắt xe bus đến đăng kí hiến thi hài.
Ông tâm sự: “Cuộc đời ngắn lắm, nên những việc muốn làm thì phải làm ngay lúc còn sống. Giờ già cả rồi, không biết mấy lúc nữa về với ông bà, tổ tiên, ước nguyện cuối cùng của đời tôi là được hiến xác cho nền Y học Việt Nam, để nhắc nhở con cháu không được sống ích kỷ và phải luôn luôn vì người khác”.
Vận động người khác hiến thi hài Nhiều người sau khi đăng ký hiến hiến thi hài đã tiếp tục cần mẫn và lặng lẽ động viên những người thân của họ cùng tham gia. Bởi họ hiểu được rằng, những điều tốt đẹp cần được nhân rộng và lan tỏa trong xã hội. “Vợ tôi hiện tại mắc bệnh ung thư đã 10 năm và vẫn đang điều trị ngoài Hà Nội, tôi đã bàn bạc qua và bà ấy cũng đồng ý là trong thời gian sắp tới sẽ chuyển hẳn vào TP HCM, đến đây đăng ký hiến thi hài giống tôi. Tôi cũng sẽ động viên các bạn đang điều trị cùng ở Bệnh viện Thống Nhất. Hiến xác mình cho khoa học là một việc làm cao đẹp.
Con người ta cát bụi, chết đi rồi cũng trở về với cát bụi. Lúc sống đã cống hiến hết mình, khi mất đi cũng cố gắng làm việc gì có ý nghĩa nhất cho xã hội”, cụ Vân tâm sự. Hai vợ chồng ông Hoàng Văn Hùng (65 tuổi) và bà Võ Thị Bạch (62 tuổi, quận Gò Vấp) chở nhau đến đăng ký với khuôn mặt hồ hởi. Ông Hùng kể: Tôi biết thông tin này đã lâu nhưng bận bịu công việc quá giờ mới chở bà nhà đến đăng ký. Hai vợ chồng cũng già rồi, chỉ muốn làm việc tốt để con cháu noi theo. Việc hiến xác không có gì lo lắng cả. Nhiều người sợ hãi nên không dám đến đăng ký. Tôi và vợ tôi đã từ từ thuyết phục được con cháu trong nhà. Ít hôm nữa, tụi nó cũng sẽ dắt nhau đến đây làm thủ tục xin được hiến xác.”
Hai vợ chồng ông Chánh đến tìm hiểu để đăng ký hiến thi hài.
Ông Nguyễn An Chánh (quê gốc Quảng Trị, ngụ quận 8) chia sẻ: “Con trai ông làm bên Đoàn Thanh niên, sau khi nghe ông kể chuyện đi hiến thi hài đã ủng hộ và sắp tới nó sẽ kêu gọi các đoàn viên đến Đại học Y dược TP HCM đăng ký”. Chính nhờ những người như cụ Vân, ông Hùng, bà Bạch, ông Chánh mà số lượng người đăng ký hiến thi hài ngày một đông. GS. TS Lê Văn Cường, Trưởng bộ môn Giải phẫu học, Đại học Y dược TP HCM cho biết: “Năm 1993, bộ môn Giải phẫu nhận được lá đơn tự nguyện hiến thi hài đầu tiên cho đến nay số lượng đăng kí là 23.650 người đến đăng ký (tính đến ngày 8/1/2015).
Số lượng thi thể đã nhận là 635 người, trong đó số thi thể đã và đang sử dụng cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học là 503. Với lòng kính yêu và trân trọng sâu sắc đến những người tham gia đăng ký hiến xác, hàng năm nhà trường đều tổ chức lễ tri ân Macchabee vào tháng Chạp âm lịch. Năm nay lễ tri ân những người hiến thân cho khoa học sẽ được tổ chức vào ngày 4/2 dương lịch.”
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?