Theo các chuyên gia thuộc ĐH Queensland, nọc độc của loài rắn hổ này tấn công vào một loại protein giúp đông máu, khiến con mồi không thể kháng cự.
|
Mới đây các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Queensland đã phát hiện ra rằng, loài rắn hổ (tiger snake) có nọc độc kinh hoàng đến mức 10 triệu năm qua không thể tiến hóa thêm.
Đây được cho là 1 trong những trường hợp cực đặc biệt trong quá trình tiến hóa của loài rắn
Chúng ta biết rằng, trong thế giới tự nhiên, kẻ đi săn và con mồi sẽ tham gia vào 1 cuộc chạy đua vũ trang khi con mồi cần phải trốn để không bị săn mồi.
Những kẻ đi săn thì sẽ sử dụng những vũ khí có sẵn để hạ gục được mồi nhanh nhất, trong khi đó, con mồi thì tiến hóa để kháng cự lại.
Tuy nhiên, phát hiện mới đây của các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland cho thấy, nọc độc của rắn hổ đã dừng cuộc đua tiến hóa từ hơn 10 triệu năm trước.
Nguyên nhân của điều này được cho là do prothrombin. Protein quan trọng này tồn tại ở nhiều loài động vật khác nhau, trong đó có cả con người, có nhiệm vụ giúp đông máu.
Bất cứ sự thay đổi nào của Prothrombin cũng có thể là thảm họa với con vật, dẫn đến việc nó gây cho chủ thể có thể là tử mạng bất cứ lúc nào.
Giáo sư Bryan Fry thuộc Khoa Khoa học Sinh học Đại học Queensland cho chia sẻ: 'nếu động vật có bất kỳ biến thể nào trong protein đông máu, chúng sẽ chết vì không thể ngừng chảy máu'.
Cần nhớ rằng, sự đông máu được hình thành bởi nhiều chuỗi enzyme dài và phức tạp, hoạt động ở mức cân bằng hoàn hảo.
Khi các đột biến gene xảy ra gây rối loạn quá trình này, người bệnh sẽ rơi vào tình trạng vô cùng nguy hiểm như mắc chứng máu khó đông.
Điều đó có nghĩa là protein như prothrombin dưới sức ép của quá trình chọn lọc tiến hóa phải được giữ nguyên.
Khi tổ tiên rắn hổ có được loại độc tấn công prothrombin, con mồi không thể tiến hóa để kháng độc bởi sẽ ảnh hưởng đến tính cân bằng của quá trình đông máu. Một lợi thế nữa của nọc độc rắn hổ là prothrombin có trong rất nhiều loài động vật, biến nó trở thành 1 loại vũ khí đa năng, linh hoạt.
Đứng đầu nghiên cứu, giáo sư Bryan Fry nhấn mạnh: 'Cơ chế đông máu của chúng ta được bảo tồn 1 cách đáng ngạc nhiên hơn bất cứ chức năng sinh lý nào. Điều này tương tự với nhiều loài vật khác, từ lưỡng cư đến chim và động vật có vú'.
Được biết, nghiên cứu này được đưa ra sau khi giới chuyên gia tiến hành nghiên cứu trên 16 quần thể rắn hổ ở miền Nam Australia và tất cả đều có loại độc như nhau.
Đây được cho là phân tích toàn diện nhất từng được tiến hành của loài rắn này, và nó đã lật ngược một giả định lâu đời về sự tiến hóa của nọc độc.
Theo các chuyên gia, phát hiện này giúp việc điều trị vết thương do một số loại rắn cắn trở nên dễ dàng hơn, bởi 1 chất kháng độc hiệu quả với loại rắn hổ này cũng sẽ hiệu quả với tất cả các loại rắn hổ và cả ba nhóm rắn khác thuộc họ gần với rắn hổ cũng có chung loại độc này.
Rắn hổ có ngoại hình khá, dài từ 1,8 - 2,1m - chúng là một loài rắn nguy hiểm có nguồn gốc từ châu Úc.
Nọc độc của rắn hổ khá mạnh, nếu không được điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong sẽ là 70%. Tương tự như những loài rắn khác, nọc độc của rắn hổ có thể gây tê liệt, dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Loài chim 'vip nhất thế giới': Được cấp hộ chiếu, ngồi khoang thương gia và có giá cao ngất đến nửa tỷ đồng
- Virus HMPV là gì? Virus đang lây lan bệnh hô hấp tại Trung Quốc có nguy hiểm như Covid-19?
- Đập thuỷ điện lớn nhất thế giới có loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới: Nặng tới hơn 700 kg
- Kỳ lạ: Ngôi làng người dân đi hặt bừa đá cuội cũng thành tỷ phú
- Chọn tuổi xông nhà 2025 cần lưu ý gì? Tuổi xông đất hợp với 12 con giáp
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?
- Từ 1/1/2025, công chức và viên chức nằm trong diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc 8 chính sách này