Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, xảy ra nhiễu loạn trên thị trường về sản phẩm sữa có phần lỗi do công tác quản lý nhà nước.
|
Câu chuyện liên quan đến giá sữa và giải pháp bình ổn giá đối với mặt hàng này được bàn thảo nhiều trong phiên thảo luận của Quốc hội về dự thảo Luật giá. Tại đây, khi phân tích, mổ xẻ về công tác điều hành giá sữa, nhiều đại biểu Quốc hội đặt vấn đề cân nhắc có nên đưa sữa vào danh mục các mặt hàng cần bình ổn, đăng ký giá hay không.
Doanh nghiệp không có quyền áp đặt giá tuỳ tiện
Đề nghị nên xem xét và loại bỏ sữa ra khỏi danh mục hàng hóa cần bình ổn, lý do được đại biểu Đinh Thị Mai Lan (đoàn Cao Bằng) đưa ra là sữa không phải là mặt hàng thực sự thiết yếu, trừ những sản phẩm sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi bị bệnh lý.
Bởi vì, căn cứ vào hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vào Nghị định 21 năm 2006 của Chính phủ, công thức của sữa chỉ là thực phẩm bổ sung cho sữa mẹ. Cạnh đó, thị trường sữa đã cạnh tranh khá hoàn hảo. Điều này được thể hiện, ít nhất qua sự hiện diện của 72 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh với 230 nhà nhập khẩu.
Với đội ngũ hùng hậu này, theo bà Mai Lan, thị trường sữa đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa các sản phẩm sữa trong nước và nhập khẩu. Vì thế, người tiêu dùng có quyền lựa chọn các loại sữa đa dạng, phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả theo nhiều mức giá cao, thấp khác nhau, tuỳ loại.
Theo bà Mai Lan, khoảng cách giữa cung và cầu về sữa trên thị trường không có. Vì thế, “doanh nghiệp không có quyền áp đặt giá cao một cách tùy tiện trong thị trường cạnh tranh” – bà Mai Lan nhấn mạnh.
Người tiêu dùng vẫn phải chấp nhận mua sữa theo giá mà doanh nghiệp niêm yết bán tại cửa hàng.
Đặt vấn đề cần thiết phải bình ổn sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (đoàn Lạng Sơn) cho rằng, “trên thực tế chúng ta lại không làm được việc này mà chủ yếu phải áp dụng các biện pháp quản lý giá khác”.
Quản lý còn lỏng lẻo…
Khẳng định những biến động, thiếu kiểm soát của giá sữa từ trước đến nay đều là vấn đề của quản lý Nhà nước, Luật sư Trần Trọng Nghĩa (đoàn TP. HCM) phân tích: Nhà nước quản lý từ khâu nhập khẩu, các chính sách về ngoại tệ, từ nhà sản xuất đến nhà trung gian rồi đến thị trường, tuy nhiên rất lỏng lẻo.
Dẫn chứng từ Dự thảo Luật giá có ghi rằng, khi tình hình bất bình thường mới tính đến chuyện bình ổn giá chứ không phải làm thường xuyên, Luật sư Trần Trọng Nghĩa đặt câu hỏi: “Nhưng một khi tình hình bất bình thường thì chúng ta cũng phải xem bình ổn cái gì?”.
Qua những phân tích của nhiều đại biểu Quốc hội và thực tế những biến động về giá của sữa trên thị trường lâu này, cho thấy, chúng ta đã không thể cứ áp dụng mãi biện pháp đăng ký giá. Điển hình là đã không thành công trong trường hợp cố gắng can thiệp vào bình ổn giá sữa, giá gas, giá thuốc chữa bệnh... Sự bất ổn trên thị trường gas, sữa và thuốc chữa bệnh là do ảnh hưởng của yếu tố tâm lý bất cập trong hệ thống phân phối và có sự can thiệp hành chính của nhà nước.
Theo Luật sư Nghĩa, nếu quản lý thật tốt giá sữa, kể cả chính sữa dành cho các trẻ em nghèo, học sinh vùng sâu, vùng xa thì sẽ tạo ra thị trường mạnh và hợp lý. Do vậy, khi Nhà nước vẫn can thiệp vào thị trường này, cũng không nên can thiệp đại trà, đồng loạt mà phải can thiệp theo phân khúc nào đó của thị trường mới đạt hiệu quả.
“Tôi nhấn mạnh lại lần nữa, nhiều người hay dùng từ "rối loạn" hay "méo mó" của thị trường sữa đẩy giá sữa lên như hiện nay là do chúng ta quản lý kém. Việc nhập khẩu nguyên liệu, thành phẩm sữa đều không có kiểm soát, không có một chính sách quản lý chặt chẽ, chính vì vậy những người kinh doanh sữa tùy tiện nâng giá, điều tiết cung cầu” – ông Nghĩa nói
Giá tăng vô lý, phải có người chịu trách nhiệm
Đánh giá về Dự thảo Luật giá, đại biểu Đào Văn Bình (đoàn Hà Nội) cho rằng “vẫn còn rất chung chung, chưa rõ, chưa đủ căn cứ để xem xét, đánh giá trong thực hiện, nhất là những bộ, ngành liên quan đến lĩnh vực giá cả thị trường như Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, v.v...”
Vì vậy, ông Bình đề nghị bổ sung thêm một số nội dung cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm, nhất là của một số bộ, ngành quan trọng.
Nhấn mạnh vào tính chịu trách nhiệm khi xảy ra sự việc, ông Bình cho rằng, “cần nêu cụ thể, khi để sự việc xảy ra thì trách nhiệm đó thuộc về bộ, ngành nào, cá nhân nào. Tránh tình trạng như vừa qua khi giá sữa trên thị trường liên tục tăng đột biến rất vô lý nhưng người dân không biết kêu ai và không có ai chịu trách nhiệm trước dân”.
Tất nhiên, trong khi Quốc hội còn đang bàn thảo tìm giải pháp triệt tiêu sự nhiễu loạn trên thị trường sữa thì hằng ngày, dù thấy giá cao, thậm chí nhiều mặt hàng rất cao, nhưng người tiêu dùng vẫn phải chấp nhận mua sữa theo giá mà doanh nghiệp niêm yết bán tại cửa hàng, đại lý và chỉ biết kêu than.
Hơn nữa, nằm trong danh mục 14 mặt hàng thiết yếu được Nhà nước quản lý về giá song thực tế mặt hàng này vẫn đang được kinh doanh theo cơ chế thị trường. Theo đó, giá sữa không được phép tăng quá 20% mỗi lần. Tuy nhiên, quy định về khoảng cách tối thiểu giữa các lần điều chỉnh giá chưa rõ. Hiện, sữa nước nằm trong nhóm hàng bình ổn giá. Sữa bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc danh mục bắt buộc phải đăng ký giá.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%