Các bác sĩ tại Viện Khoa học Y tế Ấn Độ đã tiến hành một cuộc phẫu thuật để lấy ra một bộ xương thai nhi đã nằm trong bụng của người mẹ 36 năm trước.
Kinh ngạc thai nhi nằm lại trong bụng mẹ 36 năm (Ảnh minh họa) |
Năm 1978, bà Sharda khi đó 24 tuổi (tên bệnh nhân đã thay đổi) ở Madhya Pradesh( Ấn Độ) có bầu nhưng mang thai ngoài tử cung.
Ba mươi sáu năm sau, các bác sĩ tại Viện Khoa học Y tế NKP Salve ở Nagpur (Ấn Độ) mới thực hiện một cuộc phẫu thuật để lấy xương của thai nhi ra từ cơ thể của bà. Đây được xem là trường hợp các phần của thai nhi nằm tại lâu nhất trong cơ thể mẹ.
Tuần trước, bà Sharda, hiện nay 60 tuổi, đã đến khám tại Bệnh viện Lata Mangeshkar (liên kết Viện Khoa học Y tế NKP Salv). Bà trình bày tình trạng sức khỏe của mình từ hai tháng qua với những cơn đau bụng kéo dài.
Các bác sĩ đã tiến hành siêu âm và phát hiện một khối u ở vùng bụng dưới của bệnh nhân, bước đầu các bác sĩ nghi ngờ ung thư.
Kết quả chụp CT cho thấy khối u đã vôi hóa hoàn toàn và rất cứng. Bệnh nhân ngay sau đó được tiến hành chụp MRI (chụp cộng hưởng), các bác sĩ kết luận bọc khối này thực chất là bộ xương của thai nhi.
Nhóm các bác sĩ đã tiến hành nghiên cứu tài liệu y khoa ở các trường hợp tương tự và phát hiện đã có một bệnh nhân ở Bỉ, thai nhi còn nằm lại trên cơ thể mẹ 18 năm.
Tiến sĩ Gedam của bệnh viện nói: "Chúng tôi yêu cầu bệnh sử chi tiết của bệnh nhân và được biết năm 1978, bà Sharda mang thai nhưng đã xảy ra một số biến chứng. Các bác sĩ của bệnh viện thành phố nơi bà điều trị đã yêu cầu thực hiện phẫu thuật vì thai nhi đã chết, nhưng bệnh nhân sợ hãi và bỏ về điều trị tại trung tâm y tế thôn bản”
Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật và phát hiện trong túi vôi hóa của bệnh nhân có chứa một bộ xương người trưởng thành, nó nằm giữa tử cung, ruột và bàng quang.
Bác sĩ phẫu thuật Mohammad Yunus Shah cho hay: "Nước ối bảo vệ thai nhi đã bị hấp thụ hết, các mô mềm đã hóa lỏng, theo thời gian chỉ còn lại bộ xương cùng một số chất lỏng. Vài tháng gần đây, bệnh nhân đã trải qua những cơn đau, sốt và các vấn đề tiết niệu"
Ông cũng cho biết thêm, tình trạng này xảy ra khi bọc xương bị đè nén trong hệ thống tiết niệu, do đó nó ảnh hưởng đến chức năng của thận. Buồng trứng của bệnh nhân cũng đã biến mất.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Thành phố lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới âm 65 độ C. Người dân sống ở đó như thế nào?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%