Ngày nay, khi đời sống đô thị rất cao, người ta càng coi trọng việc xây dựng công trình phụ, sao cho đảm bảo sự tiện lợi và tính thẩm mỹ trong tổng thể kiến trúc của căn nhà.
|
Trong kiến trúc nhà ở truyền thống đã coi trọng những không gian phụ như phòng tắm và nhà vệ sinh. Chúng thường được bố trí ở ngoại vi của căn nhà để tránh những ảnh hưởng xấu lên các không gian sinh hoạt khác.
Ngày nay, khi đời sống đô thị rất cao, người ta càng coi trọng việc xây dựng công trình phụ, sao cho đảm bảo sự tiện lợi và tính thẩm mỹ trong tổng thể kiến trúc của căn nhà. Đặc biệt, dưới góc nhìn của Phong thuỷ, những không gian phụ như nhà tắm hay khu vệ sinh có quan hệ rất lớn đến sức khoẻ của người ở cũng như tài vận của toàn bộ ngôi nhà. Chính vì vậy mà việc sắp xếp những không gian này càng không thể xem nhẹ.
1. Nhà vệ sinh nên đặt ở đâu trong nhà?
Khu vực vệ sinh vốn là nơi bài tiết các chất thải, tàng chứa nhiều uế khí nên về vị trí tất yếu phải theo nguyên tắc "toạ hung" tức là nằm ở những cung xấu trong ngôi nhà. Việc lựa chọn không gian đặt nhà vệ sinh cũng cần tránh vị trí trung tâm của ngôi nhà (trung cung). Đây là khu vực quan trọng quản 8 cung còn lại, đòi hỏi phải luôn cao ráo, sáng sủa, thoáng đãng, nhất thiết không được bố trí vật gì tạo ra uế khí. Việc đặt bể phốt bên dưới cũng phải tuân theo hai nguyên tắc này. Nếu không thì sức khoẻ và tiền tài của những người sống trong nhà sẽ không được như ý.
Phòng vệ sinh tốt nhất nên "giấu" ở những vị trí khuất tầm mắt. Có thể tiết kiệm diện tích bằng cách bố trí ở những góc không vuông vắn hoặc tận dụng gầm cầu thang nếu thoả mãn điều kiện về phương vị. Cửa vệ sinh tránh đặt thẳng cửa ra vào sẽ làm cho những cơ hội và tiền tài của gia chủ sẽ trôi ra ngoài hết.
Hiện nay chúng ta thường gặp những khu vệ sinh đặt trong phòng bếp hoặc phòng ngủ. Điều này đảm bảo tính tiện lợi nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tương tác xấu.
Khu vực bếp nấu ăn rất cần vệ sinh an toàn trong khi wc luôn tiềm ẩn sự ô nhiễm. Hai khu vực này không nên quá gần nhau. Nhất là cửa wc đối diện bếp nấu là đại kị. Theo Phong thuỷ, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến người phụ nữ trong gia đình và dễ phát sinh bệnh tật.
Tương tự như vậy, phòng ngủ là chốn nghỉ ngơi rất cần không khí trong lành. Sẽ rất bất hợp lý nếu bố trí một toalet hướng thẳng vào giường ngủ. Điều này không những ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng. Ngoài ra, giường ngủ bên dưới nhà vệ sinh hoặc đầu giường dựa vào nhà vệ sinh cũng không tốt, người ở dễ gặp những chuyện thị phi, suy nghĩ không được minh mẫn, sáng suốt.
Những không gian cần sự tập trung tư duy như bàn học hay bàn làm việc cũng cần tránh đối diện khu vệ sinh. Khu vực ban thờ đặt dưới khu vệ sinh, đối diện cửa hay dựa vào bức tường nhà vệ sinh cũng đều ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của không gian thờ cúng.
2. Tiện nghi và kỹ thuật
Trong thiết kế nhà ở, khu vực vệ sinh cần được coi trọng ngay từ khi thiết kế trên giấy. Nó cần có được một không gian thoáng đãng nhất định với diện tích và công năng hợp lý. Tránh khu vệ sinh quá nhỏ và thấp tạo cảm giác đè nén hoặc tù túng. Nếu diện tích cho phép nên tách khu vệ sinh và phòng tắm ra làm hai hạng mục riêng biệt sẽ tiện lợi hơn trong quá trình sử dụng. Có thể sử dụng cửa kính hoặc vách ngăn di động để tạo ra hai trường khí riêng.
Việc bố trí nội thất cho khu vệ sinh cũng cần lưu ý về tính thẩm mỹ cũng như tránh được những tương tác xấu. Gương trong nhà vệ sinh không nên hắt ra cửa sẽ đẩy các dòng khí xấu thoát ra ngoài và toả đi các không gian khác. Đối với lavabo và bồn cầu không nhất thiết phải coi trọng phương hướng mà cần linh hoạt cho phù hợp với không gian sử dụng.
Màu sắc cho khu vệ sinh nên là những màu sáng, dịu mát mang tính dương. Có thể sử dụng màu trắng, xanh da trời hay màu vàng nhạt. Tránh dùng những màu đậm và tối mang nhiều âm khí không tốt.
Khi sử dụng cửa vệ sinh nên thường xuyên đóng. Bên trong lúc nào cũng phải giữ cho khô ráo và sạch sẽ. Các thiết bị và đường ống nước không được để rò rỉ, thất thoát vì nguồn nước cũng tượng trưng cho nguồn tài lộc trong nhà. Một toalet nhiều ánh sáng, thông gió tốt là rất cần thiết. Nên có những thiết bị khử mùi và quạt thông gió. Nếu không gian rộng có thể đặt một số loại cây có sức sống tốt vừa làm đẹp vừa giúp giảm bớt khí độc.
Phong thuỷ học coi căn nhà cũng giống như một cơ thể trong đó mỗi bộ phận, mỗi khu vực có một vai trò và chức năng riêng cùng góp phần tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh. Giữa chúng luôn có những mối liên hệ với nhau đòi hỏi chúng ta phải sắp đặt hợp lý để tăng cường những hiệu ứng tốt và giảm bớt những tương tác xấu. Nhà tắm hay nhà vệ sinh luôn chứa đựng những dòng năng lượng không tích cực. Phong thuỷ đòi hỏi chúng ta phải khéo léo và sáng tạo để tạo ra một môi trường mà khi bước vào luôn cảm thấy thực sự thư giãn và thoải mái.
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?
- Từ 1/1/2025, công chức và viên chức nằm trong diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc 8 chính sách này
- Bỏ đếm giây đèn tín hiệu, nâng mức xử phạt vượt đèn đỏ lên 20 triệu đồng, nhiều người lo lắng, cục CSGT lên tiếng
- Mới nhất: Người dân muốn được thanh toán 100% BHYT cần nắm được xếp cấp 48 bệnh viện thuộc Bộ Y tế vừa công bố
- Virus HMPV là gì? Virus đang lây lan bệnh hô hấp tại Trung Quốc có nguy hiểm như Covid-19?
- Lừa đảo cận Tết ngày càng tinh vi, chủ tài khoản ngân hàng cần làm ngay việc này để tránh bị 'bay' sạch tiền
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu từ ngày nào?
- Khu đô thị nào có giá cao nhất Hà Nội, lên tới 113 triệu đồng/m2?