Mật độ dân số thấp và sự nghèo đói là những nguyên nhân chính khiến hệ thống đường sắt không tồn tại ở những đất nước như Libya, Oman, Iceland...
|
Bhutan
21% người dân ở khu vực nông thôn Bhutan phải đi bộ từ 1 đến 4 tiếng để tới con đường gần nhất.
Diện tích: 38.394 km2
Dân số: 708.427 người
Đến năm 1961, vì thiếu hụt những con đường lát đá, việc đi lại ở Bhutan chủ yếu bằng đi bộ hoặc cưỡi la, ngựa. Khi đó, người dân sẽ mất 6 ngày ròng rã nếu đi bộ quãng đường 205km từ biên giới Ấn Độ tới thủ đô Thimphu. Ngày nay, hệ thống giao thông nước này gồm gần 8.000 km đường bộ và 2 sân bay, nhưng không có đường sắt. Năm 2005, Quốc vương Bhutan và Thủ tướng Ấn Độ đã đồng ý kế hoạch nghiên cứu một tuyến đường sắt giữa 2 nước. Năm 2009, nhà vua mới của Bhutan mới chấp thuận một dự án xây dựng 18km đường sắt do Ấn Độ tài trợ và dự án này đến nay chưa hoàn thành.
Iceland
Một đầu tàu cũ được trưng bày ở Iceland.
Diện tích: 103.001 km2
Dân số: 318.452 người
Iceland không có hệ thống đường sắt công cộng, mặc dù giới chức vừa đưa ra đề xuất xây dựng một tuyến đường sắt từ Keflavík tới Reykjavík, và một tuyến đường sắt loại nhỏ ở Reykjavík. Nước này đã đóng cửa và phá hủy một số tuyến đường sắt cũ kỹ và vận hành bằng tay, trong khi một số hiện vật như đầu tàu đang được trưng bày trong các bảo tàng.
Oman
Một đoàn tàu du lịch loại nhỏ ở Oman.
Diện tích: 309.501 km2
Dân số: 2.773.479 người
Hiện tại nước này không có hệ thống đường sắt, nhưng một số dự án đang được lên kế hoạch để nối với một số nước láng giềng. Mặc dù không có đường sắt, nhưng Oman lại có một chuyến tàu du lịch nhỏ. Đoàn tàu loại nhỏ Al Hoota đưa du khách đến tổ hợp hang động trong một chuyến hành trình 4 phút với quãng đường 400m.
Papua New Guinea
Một sân bay nhỏ ở Papua New Guinea.
Diện tích: 462.840 km2
Dân số: 6.187.591 người
Giao thông ở Papua New Guinea gặp nhiều khó khăn vì địa hình nhiều đồi núi. Nước này không có đường bộ nối thủ đô Port Moresby đến các thị trấn chính. Để đến các ngôi làng ở vùng cao, du khách chỉ có thể đi bằng máy bay hạng nhẹ hoặc đi bộ. Papua New Guinea không có hệ thống đường sắt, nhưng vẫn còn lưu lại hệ thống đường sắt bị bỏ hoang trong các hầm mỏ. Trong giai đoạn nước này là thuộc địa của Đức đầu thế kỷ 20, nhiều đường sắt được xây dựng ở đây. Nhưng sau khi nước này thoát khỏi ách nô lệ trong Thế chiến I, hệ thống đường sắt ở Papua New Guinea bị phá hủy.
Yemen
Đường tới ngôi làng Hababah, Yemen.
Diện tích: 527.970 km2
Dân số: 527.970.000 người
Yemen có điều kiện đầy khó khăn về cơ sở hạ tầng giao thông và hệ thống liên lạc, nếu so sánh với các nước láng giềng giàu có trong khu vực Trung Đông. Những con đường ở đây nhìn chung khá tồi tàn, mặc dù một vài dự án được lên kế hoạch để nâng cấp hệ thống giao thông. Bên cạnh đó, nước này cũng không có đường sắt, mặc dù giới chức vừa đưa ra một số kế hoạch xây dựng. Gần đây hơn vào năm 2005, chính phủ Yemen bắt đầu nghiên cứu một dự án xây dựng hệ thống đường sắt, nhưng đến nay đó vẫn chỉ là kế hoạch trên giấy tờ.
Cộng hòa Trung Phi
Một con đường mòn ở Cộng hòa Trung Phi.
Diện tích: 622.984 km2
Dân số: 4.422.000 người
Cộng hòa Trung Phi là một quốc gia tại miền trung châu Phi. Đây là quốc gia không có bờ biển và thủ đô là thành phố Bangui lớn nhất nước này. Phần lớn đất đai là cao nguyên với độ cao từ 610-790 m. Trung Phi là một trong những nước nghèo nhất ở châu Phi, với kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và lâm nghiệp. Hạn chế của Trung Phi là nước không tiếp giáp với biển, hệ thống giao thông lạc hậu, phần lớn là lực lượng lao động không có nghề. Tình hình bất ổn cũng cản trở kinh tế phát triển. Chính vì tình trạng nghèo đói, nước này không thể tự xây cho mình một hệ thống đường sắt cơ bản.
Somalia
Đường sắt từng xuất hiện ở Somalia từ những năm 1910.
Diện tích: 637.657 km2
Dân số: 9.925.640 người
Tuyến đường sắt duy nhất từng được người Italia xây dựng ở Somalia từ những năm 1910, nối thủ đô Mogadishu và Villabruzzi. Tuy nhiên, nó sau đó bị người Anh phá hủy trong những năm 1940 và chưa bao giờ được phục hồi. Hiện nay, Somalia đang lâm vào tình trạng bất ổn với một chính phủ hoạt động không hiệu quả. Nước này còn là nơi trú ngụ của hải tặc chuyên tấn công tàu thuyền chở hàng và bắt khóc thủy thủ để đòi tiền chuộc.
Niger
Một con đường bộ ở Niger.
Diện tích: 1.267.000 km2
Dân số: 15.730.754 người
Niger đang là nước sử dụng hệ thống đường sắt của các nước Benin và Togo để chở hàng từ cảng biển tới biên giới nước này. Tình trạng nghèo đói khiến nước này không thể tự xây cho mình một hệ thống đường sắt hoàn chỉnh. Dứ án xây dựng đường sắt từ thủ đô Niamey tới các khu vực khác đượng thảo luận từ giai đoạn thuộc địa, nhưng đến nay kế hoạch này vẫn đang nằm trên bàn làm việc của giới chức Niger.
Chad
Đường bộ ở Chad.
Diện tích: 1.284.000 km2
Dân số: 10.329.208 người
Hệ thống giao thông ở Chad nhìn chung là tồi tàn, đặc biệt là khu vực phía Bắc và Đông nước này. Vận tải đường sông cũng bị hạn chế ở khu vực Tây Nam. Năm nay, nước này đang có kế hoạch xây dựng 2 tuyến đường sắt từ thủ đô Chad tới 2 nước Sudan và Cameroon. Dự án này dự kiến hoàn thành trong 4 năm tới.
Libya
Dự án mạng lưới đường sắt ở Libya.
Diện tích: 1.759.541 km2
Dân số: 5.670.688 người
Kể từ năm 1965, chưa có giao thông đường sắt hoạt động ở Libya, mặc dù một số tuyến đường sắt từng xuất hiện trước đó. Trong năm 2008-2009, chính phủ Libya có kế hoạch khôi phục một tuyến đường sắt với khổ đường sắt tiêu chuẩn 1.435mm nối thủ đô Tripoli, các thành phố Misrata, Sirte, Benghazi và Bayda tới biên giới Tunisi. Tuy nhiên, việc xây dựng bị đình chỉ sau đó vì cuộc nội chiến ở Lybia năm ngoái.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%