Kali trong dinh dưỡng bà bầu
Thứ ba, 12/06/2012 16:36

Nếu bạn phải chịu đựng chứng chuột rút khi mang thai, bạn có thể cần được bổ sung kali. Bởi vì thiếu kali (hoặc natri, canxi hay magiê) đều có thể gây chuột rút.

Hàm lượng kali cần thiết cho bà bầu

- Phụ nữ mang thai: 4.700mg mỗi ngày.

- Phụ nữ cho con bú: 5.100mg mỗi ngày.

Nguồn dồi dào kali

Kali (một chất khoáng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm) đóng vai trò quan trọng duy trì chất lỏng và chất điện giải trong tế bào cơ thể. Kali cũng hỗ trợ trong quá trình co duỗi cơ, giải phóng năng lượng từ protein, chất béo và carbohydrates.

Do khối lượng máu tăng thêm 50% khi mang thai nên cơ thể cũng cần tăng chất điện giải, giữ cân bằng các hóa chất trong hàm lượng chất lỏng tăng thêm.

Hoa quả, rau xanh, thịt gà, thịt đỏ, cá, sữa, sữa chua, sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt đều cung cấp kali cho bà bầu.

Một số thực phẩm chứa lượng kali cao:

- 1 của khoai lang nướng cả vỏ: 844mg.

- Nửa bát đậu tương: 579mg.

- 200g sữa chua: 579mg.

- Nửa bát soup cà chua: 549mg.

- ¾ cốc nước mận ép: 530mg.

- ¾ cốc nước carrot ép: 517mg.

- 1 quả chuối: 422mg.

Ngoài ra, kali còn có nhiều trong rau chân vịt, quả mơ khô, nước cam, dưa hấu...

Bổ sung kali

Bổ sung kali dạng viên là không cần thiết. Một chế độ ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm sẽ giúp bà bầu đủ kali mỗi ngày, bởi nhận đủ kali qua đường ăn uống là cực kỳ dễ.

Dấu hiệu thiếu kali

Thiếu kali có thể do nôn (hoặc tiêu chảy) mạn tính. Thiếu kali có thể gây yếu ớt, mệt mỏi, co rút, táo bón và nhịp tim bất thường. Nên trao đổi với bác sĩ nếu bạn nghi mình bị thiếu kali hoặc thiếu các chất dinh dưỡng khác. 

Mẹ và bé
Tag: Dinh dưỡng thai kỳ , Mang thai , Dinh dưỡng , Bổ sung chất Kali khi mang thai , Sức khỏe bà bầu , Mẹ và bé