Có nhiều người còn cho rằng, tục làm bánh trôi bánh chay còn là để nhắc lại sự tích “bọc trăm trứng” của mẹ Âu Cơ. Như vậy, không chỉ mang yếu tố tín ngưỡng đơn thuần mà còn nhắc nhở con cháu Việt luôn nhớ tới nguồn cội, khẳng định sự đoàn kết dân tộc.
|
Về ngày Tết "đồ ăn lạnh"
Trong tiết trời xuân ẩm ướt, người dân Việt - đặc biệt ở vùng Bắc bộ - lại chuẩn bị đón một ngày lễ cổ truyền – Tết Hàn thực mùng 3/3 âm lịch. Bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng Tết Hàn thực của Việt Nam lại mang một ý nghĩa rất khác và mang đậm đà những nét riêng của dân tộc, đồng thời cũng phù hợp với tâm lý và cuộc sống của người Việt đấy. "Hàn thực" nghĩa là "đồ ăn lạnh", theo phong tục Trung Quốc, người dân phải kiêng đốt lửa ba ngày (từ mùng 3 đến mùng 5 tháng 3 âm lịch hàng năm), chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn. (Về điển tích Tết Hàn thực, bạn có thể xem thêm tại đây nhé!)
Còn người Việt thì không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn được thực hiện. Vào ngày này, teen hay thấy bố mẹ, ông bà xay bột, đồ đỗ xanh, làm bánh trôi, bánh chay, nấu xôi chè... Thế nên, tết Hàn thực còn có một cái tên khác rất "Việt Nam": Tết bánh trôi bánh chay. Là món ăn chay điển hình của người miền Bắc, bánh trôi bánh chay có màu sắc, mùi vị mộc mạc và thuần túy như chính cái tên vậy. Nhưng khi ăn chúng thì ngon vô cùng, phải không các bạn?
Hôm nay, bạn có thử làm bánh trôi bánh chay không?
Hồi nhỏ, chúng mình thường háo hức đến ngày này để được ăn hai thứ bánh ngon ngọt, là bánh trôi và bánh chay. Khi lớn rồi, teen mình lại "háo hức" theo kiểu khác, đó là được làm bánh trôi bánh chay cùng mọi người trong gia đình đấy. H.Nhung (16t) nói: “Bà ngoại và mẹ tớ vẫn thường làm bánh trôi bánh chay vào Tết Hàn thực hàng năm. Thế là bọn trẻ con trong nhà tha hồ được "làm" cùng (mà thực ra là nghịch cùng ấy). Cảm giác đi xay bột, đãi đỗ, rang vừng và nạo dừa mới tấp nập làm sao. Tụi con nít trong nhà thì thích mê trò... nặn bánh trôi, to nhỏ, méo tròn như thế nào thì thỏa sức sáng tạo"
Các teen girl thì còn thích "trổ tài nấu nướng" để khoe với "nửa kia" của mình nữa. L.Thu (17t) chia sẻ: “Tớ đang mong chờ đến ngày "bánh trôi bánh chay" lắm đây, vì bạn trai của tớ sẽ được thưởng thức đĩa bánh trôi do tớ tự làm. Bạn ý thích ăn ngọt nên tớ đã... "bonus" hẳn 2 viên đường vào trong mỗi nhân bánh, tha hồ mà thích nhé! (cười)” Trong những ngày lễ cổ truyền như thế này, con gái lại càng có dịp thể hiện tài nữ công gia chánh và cảm giác gắn bó, thân thuộc với việc bếp núc hơn đấy.
Có nhiều người còn cho rằng, tục làm bánh trôi bánh chay còn là để nhắc lại sự tích “bọc trăm trứng” của mẹ Âu Cơ. Như vậy, không chỉ mang yếu tố tín ngưỡng đơn thuần mà ngày Tết Hàn thực còn nhắc nhở con cháu Việt luôn nhớ tới nguồn cội, khẳng định sự đoàn kết các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam. Một đĩa bánh trôi bánh chay bày ra mâm, lan tỏa hương thơm nhẹ nhàng thanh tịnh của hoa bưởi có thể làm dậy lòng của bất cứ người con đất Việt nào. Nào, bạn hãy cùng chúng tớ tận hưởng ngày lễ nhẹ nhàng, thanh đạm này nhé.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%