Giúp mẹ bầu đọc tín hiệu của bé yêu
Thứ hai, 18/06/2012 06:55

Hãy xem ngôn ngữ, tín hiệu của bé từ trong bụng mẹ đã đáng yêu như thế nào nhé!

Ngay từ tuần thai thứ 16 trở đi, bé đã rất hiếu động trong bụng mẹ. Từ tuần 18 – 20, bé đã biết cách “nói chuyện”, giao tiếp với mẹ. Cảm nhận và hiểu được những động tác hàng ngày của bé yêu trong bụng mình là một niềm vui bất tận của các bà bầu. Qua các động tác của bé yêu, bạn không chỉ biết được bé đang muốn nói điều gì mà còn có thể quan sát mà đoán được bé đang dùng bộ phận nào để “nói chuyện” với mẹ, ví dụ: phẳng rộng là lưng bé, tròn mà cứng là mông bé, tròn mà mềm là đầu bé, nhỏ mà cứng là tay hoặc chân bé…

Nếu bé tạo gợn sóng trên da bụng mẹ thì có nghĩa bé muốn nói: “Con ăn no rồi, ngủ đẫy giấc rồi. Thoải mái quá, vui ơi là vui!”.

Bé đạp từ nhiều phía: “Mẹ ơi, con đang vươn vai tập thể dục nè!”

Bé cử động rất mạnh hoặc đột ngột: “Mẹ ơi, con sợ lắm, không thích tí nào”.

Bé đạp bên này rồi lại đạp về bên kia: “Con đang xoay người đấy mẹ ơi!”

Các bà bầu nên dần học cách vỗ về, an ủi khi bé trong bụng tỏ ra sợ hãi. Các tiếng động lớn như tiếng sập cửa mạnh, tiếng sấm, tiếng còi xe ngoài đường phố… đều có thể khiến bé nhà bạn bị giật mình và không thấy thoải mái trong bụng mẹ. Cách tốt nhất là bạn nên xoa nhẹ vào bụng, đồng thời giải thích với bé có chuyện gì đang xảy ra bên ngoài, nói bé đừng sợ vì đã có mẹ yêu bảo vệ cho bé. Chỉ cần làm như vậy cũng có thể khiến bé nhanh chóng trở lại trạng thái ổn định bình thường. Cách này không chỉ áp dụng khi bé bị giật mình hoặc tỏ ra sợ hãi mà bạn cùng bố của bé có thể áp dụng hàng ngày để bé quen với tiếng bố mẹ và gây dựng tình cảm gia đình bền chặt.

Ảnh minh họa

Một số tín hiệu bất thường bà bầu cần chú ý

- Bé đạp ít:

Phán đoán nguyên nhân: Bà bầu bị tụt đường huyết hoặc đang bị sốt.

Lời khuyên: nên chú ý giữ gìn sức khỏe, mặc ấm theo thời tiết để tránh bị nhiễm cảm. Ngoài ra, bà bầu nên tránh đến những chỗ tập trung quá đông người, nơi thường xuyên mở cửa sổ để thông gió, ăn nhiều quá rau và hoa quả.

- Bé đột nhiên đạp rất mạnh, sau đó đạp yếu dần đi

Phán đoán nguyên nhân: Bé bị thiếu oxy hoặc chịu kích thích mạnh từ bên ngoài.

Lời khuyên: Nếu bé thường xuyên có biểu hiện trên, bà bầu nên định kỳ khám thai để theo dõi, thêm vào đó cần chú ý nghỉ ngơi, không được làm việc quá sức. Dù đang đi trên đường hay ngồi trên xe buýt, bà bầu cũng nên giữ khoảng cách nhất định với người khác, không nên đi đến những nơi đông đúc, ồn ào, đề phòng âm thanh lớn sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho bé. Ngoài ra, bà bầu nên duy trì tâm trạng vui vẻ, thoải mái, không nên cáu giận bất thường.

- Bé đạp mạnh một cái rồi ngưng luôn

Phán đoán nguyên nhân: Dây rốn của bé bị quấn vào gáy. Nhiều bé bé hiếu động từ trong bụng mẹ, khi xoay người, lăn qua lăn lại đã không cẩn thận bị quấn vào dây rốn dẫn đến tình trạng khó thở.

Lời khuyên: Khi bé có biểu hiện này, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để khám thai và làm theo tư vấn của bác sỹ. Mỗi ngày bạn nên kiên trì đếm số lần cử động của em bé, nếu cảm thấy có gì không ổn thì lập tức đến bệnh viện để tìm hiểu rõ nguyên nhân.

Các bà bầu có thể dựa vào cảm giác của mình để hiểu được bé muốn nói gì. Bạn cũng phải tự học cách đọc tín hiệu của bé để phán đoán xem tình trạng sức khỏe của bé có ổn không. Cách đơn giản nhất là mỗi ngày vào buổi sáng, trưa, tối, bạn chọn 1 giờ nhất định và đếm số lần cử động của bé. Sau đó nhân tổng số lần cử động trong 3 giờ đó với 4 sẽ ra số lần cử động trong 12 giờ đồng hồ của bé. Nếu đáp số là 12 thì bạn có thể yên tâm là bé vẫn ổn. Nếu đáp số nhỏ hơn 10 có nghĩa bé hơi lười vận động, bạn cần chú ý tìm hiểu rõ nguyên nhân, khi cần thiết nên đến bệnh viện kiểm tra.

MaskOnline
Tag: Tín hiệu của thai nhi , Tín hiệu bất thường khi mang thai , Mang thai , Sức khỏe thai nhi , Sức khỏe bà bầu , Mẹ và bé