Thành phố Hồ Chí Minh đang tiến hành làm phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Theo đó, số lượng đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố sau sắp xếp phải đảm bảo giảm tương ứng với số liệu tổng toàn quốc.
![]() |
|
Hiện tại TPHCM có 22 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 16 quận, 5 huyện và 1 thành phố; 273 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 210 phường, 58 xã và 5 thị trấn.
Sau khi hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị con số này sẽ có sự thay đổi:
Thành phố Thủ Đức
Trong đó, thành phố Thủ Đức là thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương được thành lập năm 2021 trên cơ sở sáp nhập quận 2, 9 và Thủ Đức với diện tích tự nhiên là 211,56 km2, quy mô dân số 1.013.795 người. Thủ Đức hiện có 34 phường.
Thành phố Thủ Đức sau khi thành lập được xem như là cực tăng trưởng mới của TPHCM, với mục tiêu trở thành “Đô thị sáng tạo tương tác cao, thành phố kinh tế tri thức và trí tuệ nhân tạo”.
TP Thủ Đức nằm ở phía Đông TPHCM (Ảnh minh họa).
Trong năm 2024, giá trị sản xuất các ngành thương mại - dịch vụ của thành phố Thủ Đức ước đạt hơn 83.700 tỷ đồng, tăng 13,43% so với cùng kỳ. Trong khi đó, giá trị sản xuất các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ước đạt hơn 35.500 tỷ đồng, tăng 9,99% so với năm trước.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt hơn 16.140 tỷ đồng, bằng 150,5% dự toán nếu không tính tiền sử dụng đất.
Nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân từng nhận định, với dân số và lực lượng lao động, thành phố Thủ Đức chiếm 10% dân số và lao động của TPHCM. Giá trị đóng góp GRDP của TP Thủ Đức vào kinh tế TPHCM là 30%; tương đương 6,6% GDP của Việt Nam.
Nếu thành phố Thủ Đức phát huy được các cấu phần tương tác của mình, có thể trở thành địa phương có quy mô kinh tế lớn thứ 3 cả nước sau TPHCM và Hà Nội.
5 huyện ngoại thành, 16 quận nội thành
Trong 22 đơn vị hành chính cấp huyện của TPHCM có 5 huyện ngoại thành gồm: Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ.
Theo mục tiêu đến năm 2030, 5 huyện ngoại thành được quy hoạch phát triển thành 5 thành phố vệ tinh của TPHCM.
Trong một hội thảo về quy hoạch phát triển 5 huyện ngoại thành đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045, cả 5 huyện ngoại thành TPHCM đều chọn phương án thành phố trực thuộc. Đây cũng là đề xuất của tổ chuyên gia khi tư vấn cho UBND TPHCM trong định hướng phát triển bền vững.
Theo quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt, đến 2030, không gian kinh tế - xã hội các quận huyện, thành phố Thủ Đức phát triển chia thành 3 tiểu vùng với 9 phân vùng.
Trong đó, Tiểu vùng khu vực đô thị trung tâm giữ vai trò là hạt nhân thúc đẩy phát triển TPHCM, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đông Nam Bộ. Tiểu vùng này bao gồm 16 quận, được chia thành 4 phân vùng, trong đó phân vùng 1 là quận 1; phân vùng 2 gồm các quận 3, 4, 5, 6, 10, 11, Phú Nhuận; phân vùng 3 gồm các quận 7, 8, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú; phân vùng 4 gồm quận 12, Bình Tân.
Theo số liệu thống kê mới nhất, quận 1 có hiện nay có 10 phường; quận 3 có 12 phường; quận 4 có 13 phường; quận 5 có 14 phường; quận 6 có 14 phường; quận 7 có 10 phường; quận 8 có 16 phường; quận 10 có 14 phường; quận 11 có 16 phường; quận 12 có 11 phường; quận Bình Tân có 10 phường; quận Bình Thạnh có 20 phường; quận Gò Vấp có 16 phường; quận Phú Nhuận có 13 phường; quận Tân Bình có 15 phường; quận Tân Phú có 11 phường.
Tuy nhiên, theo chủ trương mới của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, TPHCM cũng như các địa phương khác sẽ không còn cấp huyện, tức là không còn quận, huyện và thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
Các địa phương đang xây dựng phương án để thực hiện chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp lại cấp xã.
Theo đó, cả nước sẽ xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính các cấp theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp gồm: Cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp cơ sở (xã).
Dự kiến sáp nhập phường xã còn 80 đơn vị
Tại buổi làm việc với quận 1 mới đây, Chủ tịch TPHCM Nguyễn Văn Được cho biết, thành phố đang làm phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Kết luận số 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Theo đó, số lượng đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố sau sắp xếp phải đảm bảo giảm tương ứng với số liệu toàn quốc. Nếu chiếu theo tỷ lệ sắp xếp của cả nước (giảm 60-70% đơn vị hành chính cấp xã) thì TPHCM sẽ còn hơn 80 xã, phường thay vì 273 như hiện nay.
Người đứng đầu chính quyền TPHCM thông tin, thành phố tính nhiều phương án, nhưng đang nghiêng về phương án sẽ xóa bỏ hết ranh giới để chia lại đơn vị hành chính cấp xã theo quy mô dân số, địa hình, mở ra không gian phát triển tốt nhất.
Ông Được cho biết, cách thức phân chia lại phường là phân theo khu vực nội đô, ngoại thành, tương đồng về điều kiện kinh tế, xã hội chứ không bó buộc vào địa giới hành chính.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!






-
Chính thức: Đảng viên sinh con thứ ba trở lên không còn bị kỷ luật
-
Ca sĩ nổi tiếng cưới đại gia Việt kiều: 25 năm không có con chung, sở hữu nhiều BĐS tại Mỹ
-
Chính thức chốt lịch thi tốt nghiệp THPT 2025
-
Mỹ công bố vắc-xin chống lại 4 loại ung thư
-
Sáp nhập tỉnh thành, điểm ưu tiên khu vực của thí sinh thi THPT và xét tuyển đại học được tính thế nào?
-
Quy định mới từ 1/7/2025, thay đổi bổ sung đối tượng được hưởng BHYT 100% đi khám chữa không mất bất cứ khoản nào
-
Lịch nghỉ hè 2025 của 63 tỉnh thành chính thức được công bố, học sinh cả nước rục rịch đón hè
-
Người đàn ông Việt Nam sở hữu 3 tấn vàng ròng, từng được mệnh danh là ‘trùm đồ cổ’