Dương Chí Dũng vẫn phủ nhận việc nhận tiền và đề nghị HĐXX có chứng cứ chứng minh bị cáo thảo luận với công ty AP.
Cảnh sát dẫn giải bị cáo Dương Chí Dũng vào phòng xét xử |
Luật sư Trần Hồng Phúc bào chữa cho ba bị cáo Huỳnh Hữu Đức, Lê Văn Lừng, Lê Ngọc Triện (nguyên cán bộ Chi cục hải quan Vân Phong, Khánh Hòa) cho rằng 3 bị cáo không có lỗi trong việc cho thông quan ụ nổi 83M. Việc cho thông quan ụ nổi 83M là quy trình tự động của máy tính, chuyển từ bước 1, bước 2 sang bước 3. Viện kiểm sát nói 3 cán bộ hải quan ký giấy cho thông quan là sai.
Trình bày tại tòa, bị cáo Triện cho rằng bị điều tra viên ép cung, dọa đánh: “Điều tra viên nói cứ hợp tác rồi đưa giấy ghi sẵn nội dung là tôi khai ụ nổi không phải là tàu biển và không cho thông quan. Điều tra viên còn bảo tôi đọc đi đọc lại cho nhớ để sau này ghi lại. Điều tra viên còn bảo tội tôi nhẹ thôi, sau này sẽ được hưởng án treo. Họ còn nói anh Lừng đã bị chuyển lên Phú Thọ, bị các can phạm cùng phòng đánh đập và khuyên tôi nên khai báo để không bị như anh Lừng. Bị cáo rất bất ngờ khi nhận được kết luận điều tra quá nặng”.
Bị cáo Lừng khai: “Điều tra viên cứ bắt chúng tôi nhận ụ nổi là tàu biển, cho thông quan là trái quy định. Bảo nếu không nhận ụ nổi là con tàu thì sẽ dùng biện pháp mạnh. 3 ngày sau tôi bị đưa lên trại giam trên Phú Thọ. Phòng giam đã có 5 thanh niên trong đó. Họ bắt tôi cởi quần áo ra, đánh đập, đánh nhiều quá nên tôi phải nhận”.
Bị cáo Mai Văn Phúc khai: “Tôi bị giam ở Phú Thọ nên biết bị cáo Lừng khai trung thực. Lừng bị đánh bằng những hung khí rất nguy hiểm”.
Bị cáo Dương Chí Dũng vẫn phủ nhận việc nhận tiền và đề nghị HĐXX có chứng cứ chứng minh bị cáo có thảo luận với công ty AP. Bị cáo xin tòa cho phép đối chất với giám đốc công ty AP để làm rõ vấn đề này. Bị cáo nói thêm: “Việc có nhân viên phiên dịch tiếng Nga đi cùng đoàn sang Nga khảo sát ụ 83M là do anh Sơn điều động. Anh Sơn thuê người này trong trường đại học. Biết đâu đây là quân của anh Sơn thuê để sang Nga đàm phán việc ăn chia tiền…”
Khi Dương Chí Dũng khai như vậy, bị cáo Sơn mếu máo nói: “Các anh không thừa nhận là đã thỏa thuận. Ở cơ quan điều tra các anh đã thừa nhận là có chia tiền, bây giờ ra tòa các anh lại phủ nhận. Tôi khẳng định chính vì các anh mà tôi và gia đình là nạn nhân của vụ án này”.
Suốt buổi sáng, lời bào chữa của các luật sư liên tục bị tòa ngắt ngang. Giữa tòa và các luật sư đã có tranh cãi về việc này. Luật sư Trần Hồng Phúc nói: “Một mình tôi bào chữa cho ba bị cáo, và nói thay cho ba luật sư. Nếu không bào chữa kỹ, hết trách nhiệm thì sẽ vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Xin tòa cho tôi được nói. Tôi thấy chủ tọa không chú trọng bài bào chữa mà chỉ chăm chăm điều hành”.
Sau đó, tòa đề nghị luật sư ngồi xuống nhưng luật sư vẫn tiếp tục trình bày.
Khi phát biểu ý kiến về 3 căn nhà đã bị kê biên, vợ Dương Chí Dũng không đồng ý cho kê biên ba căn nhà vì đó là tài sản của bà.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?