Trà xanh rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng không đúng cách sẽ gây hại cho cơ thể trầm trọng.
|
Tác dụng khi dùng trà xanh
Trà xanh cũng giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể.
- Trà xanh cũng giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể. Trà xanh cũng là một thuốc lợi tiểu và giúp làm giảm khả năng tích nước. Tác dụng lợi tiểu của trà xanh đã được sử dụng nhiều thế kỷ giúp thải chất lỏng dư thừa ra ngoài cơ thể. Duy trì uống trà xanh hằng ngày giúp ngăn chặn sự tích nước trong cơ thể.
- Uống trà xanh giúp lợi tiểu và giảm sung, ức chế sự hấp thu của tiểu quản thận, kích thích trung khu vận động của huyết quản, gia tăng độ lọc của thận, từ đó có tác dụng lợi tiểu. Ngoài ra, hóa chất hỗn hợp trong trà còn có tác dụng tốt trong việc giảm huyết áp, những bệnh nhân cao huyết áp rất thích hợp uống trà đậm vừa phải.
- Các thiamine trong trà xanh đã được chứng minh để tạo ra một tác dụng làm dịu bớt căng thẳng. Nếu bạn cảm thấy quá căng thẳng bạn có thể uống thử một tách trà và cảm nhận sự khác biệt. Trà xanh khử chất caffein và bạn có thể uống trà xanh thay thế cafe.
- Rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng mình trà xanh có tác dụng chống lão hóa nhờ các chất vitamin và amino acids khác nhau. Do vậy, uống trà xanh thường xuyên có thể phòng ngừa tình trạng thiếu vitamin A, C và B... Uống trà một thời gian dài có ích cho việc phòng chống bệnh và kéo dài tuổi thọ ở người cao tuổi. Tại Nhật Bản, những người thích trà đạo thường sống thọ và sắc mặt hồng hào.
Sai lầm khi dùng trà xanh
Dùng trà quá đặc
Trong trà có chứa hàm lượng caffein và tannin, nên khi dùng trà
quá đặc sẽ không tốt cho sức khỏe.
Trong trà có chứa hàm lượng caffein và tannin, nên khi dùng trà quá đặc sẽ không tốt cho sức khỏe. Hàm lượng các chất này trong trà đặc cao sẽ gây nên hiện tượng đau đầu và mất ngủ, nếu dùng lâu dài sẽ không tốt cho sức khỏe con người.
Pha ngâm trà quá lâu
Pha trà ngâm quá lâu làm cho chè tiết ra polyphenyles và các loại dầu quan trọng, tạo ra quá trình ôxy hóa tự nhiên. Điều này không chỉ làm giảm độ trong của trà mà còn làm giảm hàm lượng dưỡng chất có trong trà. Nếu trà hãm trong nước ấm quá lâu còn làm tăng số lượng vi sinh vật (vi khuẩn và nấm), dễ sinh bệnh cho con người.
Pha trà quá nhiều lần
Theo nhiều thử nghiệm các nhà khoa học phát hiện thấy, lần pha trà đầu tiên triết được khoảng 50% các hợp chất hữu ích, lần 2 là 30%, lần 3 là 10% và lần thứ 4 thì chỉ còn 1-3%. Nếu cứ đun đi đun lại, pha nhiều lần thì các chất độc sẽ tiết ra vì vậy không nên pha trà "quá tam" ba bận.
Chính vì vậy mà khi uống trà không nên tiết kiệm mà pha trà quá nhiều lần. Trong quá trình đun đi đun lại quá nhiều không chỉ giảm chất lượng mà còn để lại những tác dụng xấu cho sức khỏe.
Tác hại khi dùng trà xanh không đúng cách
Trà xanh gây phản tác dụng của thuốc và gây hại cho gan
Tất cả các loại nước ngoại trừ nước lọc đều không được khuyến cáo dùng để uống thuốc, trà xanh cũng vậy. Nếu bạn uống thuốc với trà xanh hoặc uống trà xanh cùng thời điểm uống thuốc có thể sẽ gây ra kích thích về hormone và kháng sinh trong cơ thể. Điều này không những làm cho thuốc giảm tác dụng mà còn có thể gây nguy hiểm cho gan.
Làm rối loạn tâm trí
Mặc dù trà xanh chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, giúp cơ thể duy trì sự trẻ khỏe, tránh lão hóa nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể uống nhiều trà xanh hàng ngày. Nếu uống quá nhiều trà xanh hàng ngày, lượng caffein vào cơ thể quá nhiều có thể dẫn đến rối loạn trong bài tiết hormone của các tuyến trong cơ thể. Điều này có thể khiến bạn rơi vào tình trạng rối loạn tâm trạng trầm trọng, bao gồm cả lo âu và thay đổi tâm trạng bình thường. Vì vậy, bạn chỉ nên uống không quá 2-3 ly trong một ngày.
Gây rối loạn tiêu hóa
Tannin trong trà xanh có thể nguyên nhân rối loạn tiêu hóa vì nó kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn. Tác dụng phụ này có thể không quá nghiêm trọng với những người khỏe mạnh nhưng với những người có vấn đề về dạ dày bao gồm loét và trào ngược dạ dày thực quản thì tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể gây ra rất nhiều khó chịu.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Ăn lẩu vào mùa đông cực ngon, nhưng ăn sai cách thì 'độc khủng khiếp', chẳng khác nào tự rước ung thư vào người
- Thiếu ngủ ảnh hưởng tồi tệ đến sức khỏe như thế nào? Nhìn hình ảnh sau 25 năm gây sốc
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Tết Âm lịch năm nay có rơi vào đợt rét đậm, rét hại? Thời tiết cụ thể dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ thế nào?
- Chọn tuổi xông nhà 2025 cần lưu ý gì? Tuổi xông đất hợp với 12 con giáp
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?