Trà xanh mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng tiềm ẩn những nguy hại khôn lường.
|
Trà xanh mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tác dụng phụ tồi tệ nhất của trà xanh là dẫn đến thiếu sắt. Uống trà xanh quá nhiều có thể làm giảm sự hấp thu chất sắt trong máu. Vì vậy, bạn cần uống trà xanh một cách lành mạnh để không gây tác dụng phụ.
Khi nói về trà xanh, mọi người thường chỉ tập trung vào những lợi ích sức khỏe và sắc đẹp nó. Tuy nhiên, có một điều rất quan trọng mà bạn cần biết là ngay cả trà xanh cũng có những tác dụng phụ. Ví dụ, nếu bạn uống nhiều hơn 2 tách trà xanh mỗi ngày, nó sẽ làm cho dạ dày của bạn khó chịu, lo lắng và bồn chồn.
Trà xanh có thể có ít caffeine so với cà phê. Nhưng nếu bạn tiêu thụ quá nhiều trà xanh thì sẽ làm tăng hàm lượng caffeine trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến mất ngủ, cơ thể bị mất nước. Hơn nữa, những người bị viêm loét dạ dày hoặc bị trào ngược axit cũng phải tránh tiêu thụ quá nhiều trà xanh vì chất tannin (vị chát trong chè) làm cho axit trong dạ dày tiết ra nhiều hơn.
Tác dụng phụ tù trà xanh
Dạ dày khó chịu và táo bón
Tại Nhật Bản và Trung Quốc, trà xanh là một loại đồ uống khá phổ biến, nhưng bạn không nên uống trà xanh khi đói. Các axit ta-nanh trong trà xanh làm tăng axit dạ dày. Vì vậy, nếu bạn uống trà xanh trước khi ăn, sẽ khiến bạn bị đau bụng, có cảm giác buồn nôn, hoặc gây ra chứng táo bón.
Tốt nhất là uống trà xanh sau bữa ăn hoặc giữa các bữa ăn. Những người bị viêm loét dạ dày tá tràng hoặc trào ngược dạ dày nên đặc biệt cẩn thận chú ý.
Nhạy cảm với chất caffeine
Mặc dù trà xanh chứa ít caffeine hơn cà phê nhưng vẫn coi là có chứa caffein. Uống quá nhiều trà xanh có thể dẫn đến cơ thể không dung nạp caffeine và vượt quá mức khoáng chất cho phép.
Một lượng caffeine vừa phải là tiêu thụ ít hơn 200 mg một ngày. Quá nhiều caffeine có thể gây ra các tác dụng phụ sau đây:
- Nhức đầu
- Căng thẳng
- Khó ngủ
- Nôn mửa
- Tiêu chảy
- Khó chịu
- Nhịp tim không đều
- Run
- Ợ nóng
- Chóng mặt
- Ù tai
- Co giật
- Rối loạn
Giảm hấp thụ lượng sắt cho cơ thể
Trà xanh có thể làm giảm việc hấp thu chất sắt từ các thực phẩm bạn tiêu thụ hàng ngày.
Nếu bạn đang mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt, Viện Ung thư Quốc gia khuyến cáo bạn nên sử dụng trà trong giữa các bữa ăn. Và bạn nên ăn các loại thực phẩm giúp tăng cường hấp thu lượng sắt cho cơ thể. Thực phẩm nhiều chất sắt bao gồm thịt và các thực phẩm giàu vitamin C như chanh….
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Ăn lẩu vào mùa đông cực ngon, nhưng ăn sai cách thì 'độc khủng khiếp', chẳng khác nào tự rước ung thư vào người
- Thiếu ngủ ảnh hưởng tồi tệ đến sức khỏe như thế nào? Nhìn hình ảnh sau 25 năm gây sốc
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Tết Âm lịch năm nay có rơi vào đợt rét đậm, rét hại? Thời tiết cụ thể dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ thế nào?
- Chọn tuổi xông nhà 2025 cần lưu ý gì? Tuổi xông đất hợp với 12 con giáp
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?