Svolværgeita là một trong những đỉnh leo núi phổ biến nhất ở Na Uy dành cho những người ưa mạo hiểm, luôn kiếm tìm những thách thức mới.
Ranh giới giữa sự sống và cái chết là trong gang tấc khi nhảy qua tháp đá nguy hiểm này |
Đỉnh núi Svolværgeita cao 150m, nằm trong thị trấn Svolvær thuộc quận Nordland của Na Uy. Cái tên đỉnh núi Svolværgeita được ghép lại từ hai chữ: “Svolvær” tức đỉnh của ngọn núi này nằm trong thị trấn Svolvær và chữ “geita” có nghĩa là "con dê", vì đỉnh của nó trông giống như cặp sừng của con dê. Hai sừng được gọi là Storhorn (sừng lớn) và Lillehorn (sừng nhỏ). Khoảng cách giữa hai sừng là 1,5m và khoảng cách từ cặp sừng trông xuống thị trấn là 300m.
Hơn một thế kỉ trước, đỉnh Svolværgeita vẫn chưa có ai chinh phục được, nhưng ngày nay Svolværgeita trở thành một trong những đỉnh leo núi phổ biến nhất ở Na Uy dành cho những người ưa mạo hiểm, luôn kiếm tìm những thách thức mới, thậm chí ranh giới giữa cái chết và sự sống rất mong manh khi nhảy qua tháp đá sừng dê này.
Vào năm 1910, lần đầu tiên tháp đá sừng dê được bộ ba anh em Carl Rubenson, Alf B. Bryn, và Ferdinand Schjelderup chinh phục. Có một vài tuyến đường để leo lên đỉnh núi, nhưng những người leo núi sau này vẫn thích chọn lại tuyến đường chính dẫn đến đỉnh Svolværgeita như ba nhà leo núi tiên phong vào thời gian trước đó, mục đích là để chiêm nghiệm cảm giác thành công giống như họ đã từng làm.
Leo lên được ngọn núi này có thể được xem là bước thành công thứ nhất, bước tiếp theo nhiều thành viên trong cộng đồng leo núi theo truyền thống cũ vẫn làm nhiều thập niên qua là nhảy từ sừng lớn qua sừng nhỏ. Cặp sừng dê độc đáo này được xem là đỉnh núi hoàn hảo cho những người thích làm trò nhào lộn trên không.
Khi ở trên mặt đất, nhảy từ hai điểm có khoảng cách 1,5m hông có gì khó, nhưng thách thức ở đây lại nằm trên một ngọn núi đòi hỏi người leo phải khéo léo, tính toán kĩ, nhảy làm sao không quá khoảng cách cho phép, giữ được mức độ an toàn để tránh hụt chân. Thật sự đây là một thánh thức lớn chỉ dành cho những người có trái tim gan lì, đủ dũng khí.
Khoảng 3m của khối sừng nhỏ đã bị sụp vào mùa xuân năm 2008, nên "sừng" này có mặt bằng khá phẳng, giúp việc nhảy theo cách truyền thống không còn đáng sợ như trước nữa. Các mảnh rơi ra từ khối sừng nhỏ tập trung ở một góc bên trong, nằm ở phía trước của khối đá, có nghĩa là mức độ khó đã giảm xuống nhiều. Sừng dê nhỏ đã thấp hơn và người leo núi còn được hỗ trợ thêm đống đá độn lên vô tình từ phía dưới như một rào chắn nếu lỡ có sảy trân thì vẫn còn bảo toàn được tính mạng.
Những bức ảnh về cuộc phiêu lưu trên đỉnh núi sừng dê bên cạnh thị trấn xinh đẹp:
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?