Đất nước Iraq thường gợi lên hình ảnh về một sa mạc rộng lớn, cái nóng oi bức như địa ngục và hình ảnh của chiến tranh. Nhưng có lẽ điều đáng nói nhất là một nền văn hóa 5.000 năm tuổi của những ngôi nhà lau sậy vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay.
|
Người Madan hay còn được gọi là Marsh (người Ả Rập), với dân số chỉ dưới 500.000 người. Họ sống trên đầm lầy miền Nam Iraq và cùng chung sống trong cuộc ẩu đả ầm ĩ của người Iraq, vì có một thời gian đầm lầy này được xem là nơi trú ẩn cho các phần tử bị đàn áp bởi chính phủ của Saddam Hussein.
Nhưng cái nhìn vào thế giới của họ là một lối kiến trúc độc đáo của những ngôi nhà mang cả sự kỳ lạ và quyến rũ. Chúng được xây dựng hoàn toàn bằng lau sậy và gạch không nung, được gọi là nhà Mudhif với những mái cong tự nhiên. Những ngôi nhà này thường rộng hơn 2m, dài khoảng 6m và cao khoảng 3m với lối ra vào ở cả hai đầu và không gian giữa hoàn toàn thông thoáng.
Nhà Mudhif được sử dụng như một nơi để giải quyết tranh chấp, thực hiện ngoại giao với các bộ tộc khác và cũng là một điểm tập trung cho lễ kỷ niệm tôn giáo. Vì vậy mà nhà Mudhif đóng vai trò giống như là một trung tâm văn hóa chính trị chính trong xã hội người Madan. Đây cũng là địa điểm nơi mà du khách được chào đón giống như một khách sạn. Du khách viếng thăm được nghỉ lại qua đêm trong những ngôi nhà này.
Người ta xây dựng nhà lần đầu tiên trong các đầm lầy miền nam Iraq hơn 5.000 năm trước, nhà Mudhif là một nơi gặp gỡ độc đáo của truyền thống xây dựng. Đó là những chất liệu có sẵn của địa phương như lau sậy, rơm và các vật liệu tự nhiên khác. Nhưng theo thời gian quá trình xây dựng đã có thay đổi đi rất nhiều.
Ngày nay, người ta cho ra đời những ngôi nhà Mudhif mang phong cách mới, dạng nhà Mudhif cổ đại đã được quân đội Hoa Kỳ xây dựng lại. Những người lính Mỹ cùng với người dân địa phương bắt tay vào việc xây dựng những ngôi nhà Mudhif hiện đại. Đó cũng là một trong những nỗ lực để trợ giúp người tị nạn, rất nhiều ngôi nhà Mudhif trên đầm lầy này được xây dựng lên như dự án giải quyết nhà ở cho hàng loạt người trở về miền Nam Iraq sau khi chiến tranh kết thúc.
Mặc dù nhà Mudhif mang kiến trúc hiện đại nhưng trong thiết kế nhà vẫn phản ánh tính truyền thống địa phương, nó đóng một vai trò hết sức quan trọng trong văn hóa của người Ả Rập sống trên đầm lầy ở miền nam Iraq. Chẳng hạn, các trụ cột sậy trong nhà Mudhif luôn luôn là một con số lẽ trong không gian giữa của nhà, cho phép những người chủ tọa cuộc họp ngồi dọc theo cột tường tương ứng với số lượng của khách ngồi đối diện.
Ngày nay, với sự giúp đỡ từ quỹ bảo trợ bên ngoài mà cấu trúc truyền thống đang dần dần trở lại trong việc xây dựng nhà. Nét cổ xưa và hiện đại đan xen nhau trong những ngôi nhà Mudhif đang hiện hữu tại đầm lầy lau sậy này.
Nhà được xây dựng bằng lau sậy có ưu điểm là dễ di chuyển. Vào mùa xuân, nếu vùng nước đầm lầy tăng quá cao thì người ta hạ mái nhà xuống để di chuyển đến vùng đất cao hơn và dựng nó lên lại như lúc ban đầu trong thời gian chưa đầy một ngày. Với sự tu bổ và sửa chữa thích hợp thì nhà lau sậy có thể kéo dài hơn 25 năm.
Hình ảnh về ngôi nhà lau sậy trên đầm lầy của người Ẩ Rập:
Việc xây dựng dựa trên hình thức truyền thống. Những người lính cùng với lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã bắt tay vào việc xây dựng.
Độ dài của cây sậy là khoảng 10 mét, họ đan bằng tay chụm lại vào các cột, liên kết với nhau để tạo hình thành mái vòm hình vòng cung khổng lồ cho mái nhà. Cuối cùng, những tấm sậy được dệt như tấm lưới được gắn hai bên, cho phép cả ánh sáng mặt trời và luồng không khí bên ngoài đi vào trong nhà.
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?
- Hà Nội sắp có tuyến đường sắt trên cao đến sân bay Nội Bài
- Ông Trump phát biểu mừng chiến thắng