“Đừng buồn con ạ. Vợ thì kiếm đâu chẳng được. Ít nữa về có tiền lại không có ối đứa trẻ đẹp lao vào ấy à?”.
Hường đau khổ, thanh minh thế nào chồng cũng không nghe (Ảnh minh họa). |
Ngày Hường và Đông làm đám cưới, cái thai trong bụng cô đã được 3 tháng. Cô với anh yêu nhau tự nguyện, Đông cũng thật lòng muốn cưới cô. Nhưng bố mẹ Đông vốn từ đầu không thích Hường, giờ lại càng thấy chướng mắt.
Thấy nhiều người đi xuất khẩu lao động, chỉ vài năm mà kiếm được vốn liếng khá, 2 vợ chồng Hường cũng bàn nhau để Đông đi. Cả hai dự định, Đông đi làm vài năm kiếm chút vốn về nhà kinh doanh.
Nhà không có tiền, Hường với Đông phải chạy vạy vay mượn khắp nơi nhưng vẫn chưa đủ. Bố mẹ chồng cô thì đứng ngoài bàng quan: “Chuyện vợ chồng chúng mày thì tự lo đi!”. Cực chẳng đã, Hường phải nhờ bố mẹ đẻ vay hộ.
Lúc Đông đi, con trai đầu của hai người chưa tròn 1 tuổi. Hường buồn lắm, xa chồng lại 1 mình vò võ ở nhà với bố mẹ chồng không hòa thuận khiến Hường tủi thân, ôm gối khóc bao đêm. Nhưng cứ nghĩ chồng cũng đang vất vả, cực nhọc bên kia, cô lại thấy mình có thêm dũng khí và nghị lực.
Tháng đầu tiên Đông gửi tiền về cho Hường, ông bà sửng cồ lên dạy bảo anh qua điện thoại: “Con dại quá! Nhỡ nó ôm tiền cho thằng khác thì sao? Con ở bên đó cứ nai lưng ra mà làm. Nó ở nhà lấy tiền mồ hôi công sức của con để ăn chơi phè phỡn đấy con ạ!”.
Hay lần khác, thì ông bà nội lại gọi bảo con trai: “Con cứ gửi về bố mẹ giữ cho, không đi đâu mà mất được. Khi nào về vẫn là tiền của con thôi”. Từ đó hàng tháng, Đông đều nghe lời gửi tiền lương của mình về cho bố mẹ anh.
Hường cũng chả quan trọng chuyện đó vì nghĩ đằng nào thì cũng là của vợ chồng cô. Nhưng bố mẹ chồng lại quá đáng đến mức chỉ rút tiền ra trả nợ những khoản Đông đã vay, còn khoản cô vay và bố mẹ đẻ vay hộ thì họ lơ đi, coi như không có.
Mấy lần cô đề cập thì ông bà phán: “Để ít nữa trả cũng được!”.
Trong khi ấy, tiền chi tiêu của cả nhà cô vẫn phải lo vì ông bà bảo: “Tiền thằng Đông gửi về sẽ để dành làm vốn, không rút ra linh tinh được!”. Hường vừa phải cáng đáng tất cả chi tiêu, vừa trả lãi tiền vay, khó khăn chồng chất khó khăn. Nhưng cô cũng không muốn kêu ca với chồng vì muốn anh yên tâm làm việc. Cô nghĩ mình chịu thương chịu khó thì nhất định sẽ được đền đáp.
Khi cô nhận ra các cuộc điện thoại ngày càng thưa, cộng với thái độ lạnh nhạt của chồng thì đã quá muộn. Cô đau đớn, dằn vặt nghĩ hay anh đã có bồ ở bên ấy vì chuyện như vậy không phải là hiếm. Cô đã được chứng kiến nhiều rồi.
Nhưng không phải vậy, chính là do bố mẹ chồng cô nhiều lần gọi điện riêng cho Đông tỉ tê, rủ rỉ và đặt điều rằng Hường ở nhà không biết an phận, thường xuyên đi sớm về muộn lấy lí do buôn bán bận rộn. Con trai còn bé thế mà cũng chả quan tâm, vứt cho ông bà nội trông từ sáng tới khuya...
Ông bà còn "rót" vào tai chồng cô những câu đại loại như: “Nó đã từng dễ dãi với con để đến mức chửa trước như thế thì cũng có thể dễ dãi với thằng khác khi con không ở nhà lắm!”. Rồi: “Gái 1 con mà, xa chồng lâu thế làm sao mà chịu nổi?”.
Đông nghe những lời dèm pha của bố mẹ nhiều quá cũng quay ra nghi kị Hường: “Đúng là gái 1 con phơi phới như thế làm sao mà xa chồng lâu được. Thế nào chả có chuyện mèo mỡ.” Nghĩ đến đó là anh thấy chán ghét, cũng chả muốn điện thoại hỏi thăm 2 mẹ con Hường nữa. Hai vợ chồng vì hiểu lầm nhau cứ ngày càng xa cách.
Hường đau khổ, thanh minh thế nào chồng cũng không nghe. Anh lạnh lùng đến mức như thể Hường không phải là vợ anh, là mẹ của con trai anh vậy. Bố mẹ chồng ở nhà thì được thể xét nét, mắng mỏ, hành hạ cô đủ đường.
Gọi cho chồng nhiều quá thì anh lại cho rằng cô cần tiền của anh. Giờ thấy anh làm được nhiều tiền nên mới tha thiết, ngọt nhạt hòng mong anh gửi tiền về cho cô. Hường tuyệt vọng thực sự!
Cô cố gắng sống trong tình trạng như vậy, tự mình trả hết mấy khoản vay kia, tin tưởng ngày chồng về nhìn thấy những sự cố gắng của vợ sẽ hiểu.
Nhưng khi gần tới ngày Đông về thì bố mẹ chồng cô lạnh lùng phán: “Nếu cô không chịu nổi nữa thì li hôn mà đi tìm người đàn ông khác!”. Rõ ràng họ nói với cô như vậy nhưng khi nói với Đông thì bố mẹ chồng lại trở mặt: “Cái Hường nó đang đòi li dị đấy. Chắc tìm được thằng khác cưu mang rồi ấy mà. Đừng buồn con ạ, vợ thì kiếm đâu chẳng được. Ít nữa về có tiền lại không có ối đứa trẻ đẹp lao vào ấy à?”.
Nghe bố mẹ nói thế, Đông gọi cho cô mỉa mai: “Nếu cô muốn giải thoát ngay lập tức thì cứ làm đơn đi. Giấy đăng kí kết hôn trước khi đi tôi vẫn để ở trong tủ ấy. Đi đâu thì đi, bế con theo thì bế, không thì để con lại bố mẹ tôi nuôi”.
Nghe những lời ấy Hường suy sụp thực sự. Cô ước giá như cô không để chồng đi làm ăn xa. Nhưng hối hận thì đã muộn.
Cô phải làm gì để đối phó với bố mẹ chồng đây, chẳng lẽ để bị đuổi ra khỏi nhà với 2 bàn tay trắng ư? Quá đau đớn cho cuộc đời mình, nhưng trong thâm tâm cô nhất quyết sẽ "vạch mặt" bố mẹ chồng với Đông. Còn lúc ấy, nếu Đông không còn tin vợ thì cô cũng rõ mình cần làm gì rồi...
Mời bạn đọc gửi bài viết tâm sự, chia sẻ những clip, hình ảnh hay thắc mắc khó nói về tình yêu, hôn nhân đến chuyên mục Yêu và Sống và Tương tác bạn đọc. Mọi ý kiến chia sẻ bạn đọc có thể gửi về hòm thư: banbientap@xahoi.com.vn.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Phụ nữ muốn hưởng phúc nên chọn chồng có 4 tiêu chí vàng cổ nhân truyền lại, đảm bảo cuộc sống luôn viên mãn
- Bí quyết '5 chữ' dạy 3 con gái thành CEO và giáo sư đại học nổi tiếng thế giới
- Tâm sự riêng tư của phụ nữ: Một người phụ nữ trong đời có bao nhiêu đàn ông là vừa đủ?
- 4 điều về già tuyệt đối không nói với con nhất là chuyện tài sản
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?
- Hà Nội sắp có tuyến đường sắt trên cao đến sân bay Nội Bài
- Ông Trump phát biểu mừng chiến thắng