Dưới những tòa nhà càao ốc tráng lệ của Sài Gòn là những khu nhà ổ chuột lụp xụp dưới những dòng kênh đen ngòm.
|
Cuộc sống của nhiều cư dân nơi đây cũng bấp bênh, nghèo khổ như nơi ở của họ.
Khu nhà ổ chuột là nghịch cảnh của quá trình đô thị hóa.TP.HCM hiện có nhiều khu ổ
chuột với những ngôi nhà lụp xụp, chật hẹp kéo dài hàng chục km, vươn ra dọc
2 bên các con kênh, tập trung chủ yếu ở các quận 8, 4, 7, Bình Thạnh...
Một số khu nhà tồi tàn này nằm cạnh những tòa cao ốc, khu chung cư sang trọng, hiện đại.
Hình ảnh khu nhà ổ chuột bên dòng kênh Tàu Hủ, đoạn chạy qua Q.4,
nằm sát với chung cư cao cấp Khánh Hội.
Những khu ổ chuột vốn đã có từ hàng chục năm nay.
Người dân gọi đó là những ngôi nhà chồ.
Các khu nhà ổ chuột đều nằm cạnh các dòng kênh lớn của Sài Gòn như Tàu Hủ, Thị Nghè,
kênh Tẻ, kênh Đôi, Tham Lương..., có dòng nước thải đen ngòm chảyqua.
Những ngôi nhà đều lấn qua cả mép nước bờ kênh.
Thay vì xây bằng gạch, tất cả ngôi nhà ở đây chúng được làm tạm bợ bằng những
tấm tôn hoen gỉ, những tấm ván mục nát, tồi tàn.
Lối vào bên trong một căn nhà ổ chuột trên đường Trần Xuân Soạn (Q.7)
hẹp, âm thấp với những mái tôn cũ kĩ, hoen rỉ.
Bên dưới lối đi được chèn bằng đủ thanh gỗ đã mục nát và trông rất lỏng lẻo,
có thể sập xuống nước bất cứ khi nào nếu có tác động mạnh.
Hình ảnh những dãy nhà lụp xụpdọc hai bên Kênh Tẻ, Kênh Đôi thuộc các đường
Trần Xuân Soạn, Tôn Thất Thuyết, Phạm Thế Hiển của quận 4, 7 và 8, phía xa là
tòa nhà tráng lệ Bitexco. Hầu hết rác thải được xả trực tiếp xuống dòng nước.
Hình ảnh dãy nhà ổ chuột bên dòng kênh đổ ra kênh Thị Nghè, đoạn gần cầu Bùi Hữu Nghĩa
(Q.Bình Thạnh), hầu như chất thải của việc vệ sinh, tắm rửa... đều xả trực tiếp xuống kênh.
Phần lớn các ngôi nhà đều có chiều ngang 3 m, dài khoảng 15 m, trong đó 10 m
là nằm trên mặt nước. Tuy nhiên những cột chống dưới nước qua
thời gian đã mục nát, có thể sập bất cứ khi nào.
Những đứa trẻ vui chơi trong khu nhà lụp xụp.
Nhữngkhu nhà này là nơi cư ngụ của những gia đình nghèo khổ, dân lao
động tỉnh lẻ những người buôn thúng bán bưng, xích lô, xe thồ...
Cảnh người dân nhặt rau giữa nền nhà tối tăm, nhớp nháp và nấu ăn ngay trên
nền gỗ bằng những bếp gas mini thiếu an toàn, vốn tiềm tàng nguy cơ cháy nổ cao.
Bà Nguyễn Thị Hai (57 tuổi) đang tắm cho cháu. Bà chia sẻ:"Cuộc sống trong khu
ổ chuột này thiếu thốn đủ bề. Nước sạch khan hiếm nên có khi phải dùng
nước tạm dưới sông. Nhà luôn bị dột, mỗi lần có gió hơi lớn là tốc mái. Nhà tôi
bị tốc mái nhiều lần rồi, mỗi lần như vậy phải mua tôn cũ nát về che chắn tạm".
Mọi sinh hoạt đều diễn ra trong không gian nhếch nhác, chật chội và đầy bất an.
Nhưng người dân nơi đây vẫn chấp nhận cuộc sống như vậy,
họ hầu như không có lựa chọn nào khác.
Giấc ngủ trưa của một người dân.Những căn phòng chật chội, che chắn bằng bạt,
phên, phía ngoài là những tấm tôn hoen gỉ. Trời nắng
thì nóng bức, mưa lại ướt hết đồ.
Nhưng đáng lo ngại hơn cả là sự an toàn về sức khỏe, các nguy cơ
dịch bệnh từ những khu nhà này do môi trường ô nhiễm.
"Những người dân chỉ mong có được một chỗ ở mới sạch sẽ hơn nhưng đó chỉ là trong mơ,
vì bữa ăn còn không đủ no, lấy gì ra ngoài thuê nhà trọ mới" - Bà Phương chia sẻ thêm.
Những cao ốc hiện đại vẫn sẽ tiếp tục mọc lên theo đà phát triển đô thi. Và ngay cạnh đó,
người dân lao động nghèo vẫn tiếp tục cảnh sống trong
các căn nhà lụp xụp, che chắn tạm bợ.
Theo Sở Xây dựng TP HCM, hiện số nhà ven và trên kênh rạch cần giải tỏa là hơn 17.000 căn, phát sinh hơn 7.000 so với trước.việc di dời hàng ngàn hộ dân này đang gặp phải nhiều khó khăn, nguyên nhân căn bản là do nguồn vốn bị hạn chế. Một số gia đình chưa ký vào giấy nhận tiền đền bù để di dời giải toả vì với số tiền quá ít không đủ xây nhà, khi lên bờ chẳng biết kiếm sống bằng gì hoặc ở đâu.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Phía sau những bức ảnh 'đắt giá' đưa Việt Nam ra thế giới
- Ngắm vẻ đẹp tinh khôi của hoa ban trắng ngay giữa lòng Hà Nội
- Những bức ảnh thay lời kêu cứu thống thiết từ môi trường, khi nghệ thuật dùng để kể những câu chuyện của hành tinh
- Vẻ đẹp khắc nghiệt của thiên nhiên qua những tác phẩm thắng giải nhiếp ảnh bảo tồn 2022
- Tết Âm lịch năm nay có rơi vào đợt rét đậm, rét hại? Thời tiết cụ thể dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ thế nào?
- Chọn tuổi xông nhà 2025 cần lưu ý gì? Tuổi xông đất hợp với 12 con giáp
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?