Chelsea và Bayern là hai đại diện xuất sắc nhất tại Champions League 2011/12. Tuy nhiên, hành trình họ tiến vào trận đấu cuối cùng lại không hề giống nhau.
|
1. Di Matteo – Jupp Heynckes
Hơn một năm trước Di Matteo vẫn còn ê chề sau khi bị West Brom sa thải. Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi chóng mặt kể từ khi ông về đội bóng cũ Chelsea, làm trợ lý cho Villas-Boas. Hơn 2 tháng trước, BLĐ Chelsea quyết định trao quyền chỉ đạo cho ông được xem là sự buông xuôi về một mùa giải đại bại.
Song, lúc này Di Matteo vừa lọt vào Top 10 HLV từng dẫn dắt một đội bóng vào chơi tại chung kết Cúp châu Âu. Nếu giành chiến thắng tại Munich vào 20/5 tới, Di Matteo sẽ đứng ngang hàng với những cái tên lừng lẫy như: Nereo Rocco, Giovanni Trapattoni, Arrigo Sacchi, Fabio Capello, Marcello Lippi và Carlo Ancelotti.
Jupp Heynckes sở hữu bảng thành tích “hoành tráng” ở cả cương vị cầu thủ và HLV. Trong quá khứ, chiến lược gia 66 tuổi này từng giành chức vô địch Champions League cùng Real mùa 1997/98; hai chức vô địch Bundesliga cùng Bayern (1988/89 và 1989/90) và 2 UEFA Intertoto Cup với Schalke (2003, 2004).
Ngày 25/3/2011, Jupp Heynckes lần 3 trở lại Bayern với nhiệm vụ đưa Hùm Xám trở lại ngai vàng bóng đá Đức. Song, Jupp Heynckes đã không thể hoàn thành nhiệm vụ khi bất lực nhìn Dortmund đăng quang ở cả Bundesliga và Cúp QG. Thành tích lớn nhất của Jupp Heynckes là đưa Bayern vượt qua Real của Mourinho trên chấm 11m, để giành quyền vào trận chung kết, đồng thời biến Bayern thành đội đầu tiên làm chủ nhà của trận chung kết Champions League.
2. Chelsea vs. Bayern
Tại vòng bảng, Chelsea phải đợi đến trận cuối cùng mới biết có thể giành vé đi tiếp, sau những trận đấu kém thuyết phục trước KRC Genk (1-1) và Leverkusen (1-2). Nhưng rồi The Blues cũng giành vé vào vòng knock-out khi đả bại đối thủ trực tiếp Valencia 3-0 trên sân nhà.
Tuy nhiên, kể từ lúc này, số phận bắt đầu trêu ngươi Chelsea khi họ phải đụng độ hàng loạt đối thủ mạnh. Vòng Knock-out, đối thủ Napoli khiến cho Chelsea phải vã mồ hồi ở trận lượt đi với chiến thắng 3-1. Villas-Boas không lâu sau đó phải trả giá bằng chiếc ghế của mình. Di Matteo lên thay với nhiệm vụ nặng nề. Một lần nữa, Chelsea lại hồi sinh đúng lúc với chiến thắng 4-1 tại Stamford Bridge.
Tại bán kết, nhà ĐKVĐ Barca thực sự là thử thách gớm ghiếc với bất cứ đối thủ nào, nói gì với 1 Chelsea đang khủng. Ngay cả khi có lợi thế dẫn trước 1-0 ở lượt đi, ít người nghĩ thầy trò HLV Di Matteo có thể đặt vé vào chung kết. Nỗi thất vọng được đẩy lên đỉnh điểm khi Terry nhận thẻ đỏ ở lượt về, rồi Busquets và Iniesta đưa Barca vượt lên dẫn trước 2-0. Phải cho đến phút cuối cùng, khi Torres chọc thủng lưới Valdes, Chelsea mới vỡ òa sung sướng.
Con đường vào chung kết của Bayern khá suôn sẻ. Họ sớm giành vé vào vòng knock-out sau loạt trận thứ 4. Hùm Xám tiếp tục vượt qua FA Basel rồi Marseille trước khi đụng độ Real ở bán kết. Ở lượt đi, thầy trò HLV Jupp Heynckes giành chiến thắng 2-1. Lượt về, đối thủ của họ tiếp tục chơi bạc nhược khi chỉ thắng 2-1. Trên chấm 11 mét, trong lúc các chân sút của Bayern thực hiện trúng đích 3 cú sút, Real chỉ có 1 lần hạ được Neuer. Bayern vào chung kết với tỷ số penalty 3-1.
3. Sân nhà của Bayern
Cả Chelsea và Bayern đều bước vào trận chung kết với những tổn thất về lực lượng. Trong khi Chelsea vắng Terry, Ramires, Meireles, thì Bayern cũng mất Badstuber, Alaba và Luiz Gustavo.
Tuy nhiên, Bayern hơn Chelsea ở chỗ, họ sẽ được thi đấu tại sân nhà Allianz Arena. Trong quá khứ, Real, Inter và Roma từng được thi đấu tại sân nhà ở 1 trận chung kết, trong đó Real và Inter là những đội giành chiến thắng ở các năm 1957 và 1965. Còn Roma thua Liverpool năm 1984.
Bayern có hình thức sở hữu cổ phần với 160.000 cổ đông nắm giữ 84% cổ phần. Số còn lại thuộc về hai “đại gia” của Đức là Adidas và Audi, hai công ty đã góp tiền xây nên sân Allianz Arena. Các CĐV Bayern luôn đến chật Allianz Arena không chỉ là để “giám sát” khoản đầu tư của mình, mà họ đến cỗ vũ cho tình yêu với đội bóng giàu truyền thống nhất xứ Bavaria.
Chelsea là của riêng Roman Abramovich, ông chủ người Nga với khối tài sản khoảng 12 tỷ USD. Abramovich mua Chelsea không hẳn vì tình yêu với trái bóng tròn, mà còn là thú vui, một trò giải trí đúng nghĩa. Nhưng, Abramovich là kẻ chịu chơi thực sự. Không tiếc tiền để biến Chelsea thành nơi hội tụ của những siêu sao hàng đầu. Với tỷ phú người Nga, Champions League là tham vọng lớn nhất, nhưng không có cũng chẳng hề gì, chỉ NHM Chelsea là buồn bã.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?