Để thịt bò nhanh mềm, chỉ cần cho 1 thìa bột soda với 2 kg thịt, đảm bảo thịt mềm như mong muốn, đỡ tốn thời gian, nhiên liệu để ninh, loại bột này bày bán ở nhiều chợ tại Hà Nội.
|
Nước sôi, thịt bò đã mềm
Những người bán hàng ăn vẫn truyền tai nhau bí quyết làm mềm thịt rất nhanh chóng. Với chất bột này, chỉ cần nước sôi, cho tí bột vào là thịt mềm như ninh hàng tiếng đồng hồ.
Bột soda được cho vào để làm mềm thịt.
Qua khảo sát một số chợ tại Hà Nội như chợ Hôm, chợ Thành Công, Ngọc Hà hay Đồng Xuân, các chợ này chủ yếu bán loại bột có tên là bột soda.
Tại chợ Cống Vị (Ba Đình, Hà Nội), khi hỏi mua bột làm thịt, các quầy hàng ở đây rất sẵn loại bột soda được đóng trong hộp nhựa trắng, có nhãn màu xanh đề là chất “Bicarbonnate of soda” có trọng lượng 100gr.
Khi phóng viên còn loay hoay xem nhãn hàng, chị bán hàng khô đã giới thiệu: “Em cho bột soda này vào ướp cùng móng giò, để khoảng 15 phút sau đó đun lên sẽ rất nhanh chín và mềm. Chị hay bán cho người làm nhà hàng, khách sạn. Em yên tâm dùng thử đi”.
Đọc nhãn mác không thấy tiếng Việt, chỉ toàn tiếng Anh bản thân người bán hàng vì không biết ngoại ngữ nên cũng đành chịu không biết của nước nào.
Vỏ hộp chất bột Soda
Ngoài bao bì viết sản phẩm này tên “Kings” có chứa chất Bicardbonate of soda, ngoài ra, thông tin trên bao bì bằng tiếng Anh với dòng chữ “product of Australia” (sản phẩm của Úc – PV), imported by Barkath stores ltd, Singapore (nhập khẩu bởi công ty TNHH Barkath Stores, Singapore. Đồng thời, trên vỏ còn có thông tin “imported and packed by Barkath foods, Mailaysia (nhập khẩu và đóng gói bởi công ty thực phẩm Barkath, Malaysia).
Dạo quanh chợ Ngọc Hà, khi chúng tôi hỏi mua bột làm mềm thịt, một chị bán hàng tiếp tục giới thiệu hộp bột giống hộp bột chúng tôi đã mua ở chợ Cống Vị.
Chị bán hàng ở đây còn khẳng định bột này “không độc hại gì, nó là của mình (của Việt Nam sản xuất).
Sang quầy khác, bà chủ quầy mời chào mua bột nhừ có tên là bột khai. Đúng với tên gọi, mùi của thứ bột này khai nồng nặc đến ngạt thở. Chỉ vừa cầm túi bột, chúng tôi phải lập tức bỏ ra xa. Thắc mắc mùi này thì làm sao cho vào thức ăn được? Bà bán hàng khẳng định người bán đồ ăn sáng muốn ninh nhừ thịt, muốn làm bánh bao, bánh rán cho phồng lên vẫn mua loại bột này của bà.
Còn tại chợ Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là “lò" bán buôn các chất phụ gia thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ. Bà chủ quầy L.N cho biết hiện cửa hàng bà có bán “cần sủi” là bột để làm nhừ thịt. Khi muốn thịt bò, chân giò hay bất cứ cái gì dai và muốn nhừ nhanh thì chỉ cần cho ít bột này vào thịt cùng với nước lạnh, sau đó đun sôi là nhừ. Chân giò, thịt bò khi dùng bột này vừa nhừ mà không bị nát.
Về xuất xứ hàng hóa bà chủ không giấu diếm và nói, bột làm mềm thịt này là của Trung Quốc.
Mua ít thì ra chợ, nếu muốn mua nhiều, khách hàng có thể dễ dàng mua bột soda, bột khai từ các công ty hóa chất. Một nhân viên kinh doanh của công ty hóa chất H. không ngần ngại nói thẳng: "Công ty này cũng bán bột soda nhưng tỉ lệ Sodium bicarbonate (NaHCO3) là 99%, còn lại trong soda này có lẫn kim loại nặng như Pb, Asen…".
Những hóa chất này nếu được mua về để bán ngoài chợ cho người chế biến thực phẩm thì sẽ ảnh hưởng sức khỏe cho người ăn.
Phải ăn cả asen, chì?
Với những chất bột làm mềm thịt trên, câu hỏi đặt ra là người bán hàng đã mua đúng phụ gia thực phẩm được phép sử dụng hay vì lợi nhuận họ đã mua hóa chất dùng trong công nghiệp để bán tới người tiêu dùng?
Bột khai cũng được cho vào thịt, vào bánh.
Bản thân người bán cũng không biết rõ sản phẩm được sản xuất ở đâu, hướng dẫn dùng như thế nào. Họ bán vì thấy có người hỏi mua, bán vì quầy bên cạnh có thì mình không thể thiếu.
Trên các loại bột làm mềm thịt mà chúng tôi khảo sát hoàn toàn không có nhãn mác tiếng Việt, không có địa chỉ cơ sở sản xuất…
Và như vậy, theo quan điểm của TS. Nguyễn Xuân Lãng, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam thì cùng chất đó, nhưng dùng trong lĩnh vực công nghiệp giá sẽ rẻ hơn rất nhiều so với cùng một hóa chất đó nhưng được phép dùng trong thực phẩm.
Còn TS Bùi Quang Thuật, Viện Công nghệ Thực phẩm cho biết: “Sodium Bicarbonate (còn có tên gọi khác là baking Soda; Sodium hydrogen carbonate; sodium acid carbonate; bicarbonate of soda, công thức hóa học: NaHCO3) là hóa chất thông dụng trong công nghiệp và dùng trong lĩnh vực y tế, thực phẩm. Nhưng dùng trong thực phẩm và y tế đòi hỏi chất này tinh khiết. Cụ thể, bicarbonate of soda trong công nghiệp là chất tẩy rửa, làm mềm nước nhiễm axit… Trong y học là thuốc làm trung hòa axit ở người mắc bệnh đau dạ dày. Trong thực phẩm dùng để làm mềm thịt, làm bánh…”.
TS Thuật cho rằng nếu NaHCO3 không tinh khiết sẽ lẫn tạp chất kim loại nặng như chì, asen, thủy ngân. Khi đó, người ăn vào sẽ có nguy cơ tích tụ trong cơ thể và gây bệnh ung thư.
Còn với chất bột khai, TS Thuật cho rằng, với mùi khai đó có thể đó là bột Ammodium bicarbonate.
“Vấn đề sai của những người tiêu dùng là chất dùng trong công nghiệp nhưng lại mua về dùng trong thực phẩm. Hoặc có thể họ mua nhầm sản phẩm công nghiệp để dùng trong thực phẩm”, TS Thuật nói.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%