Các cầu thủ nữ bóng chuyền đều thuộc diện chân dài, một số đã trở thành “sao” thực sự có thể tạo cơn sốt hầm hập, được hâm mộ đặc biệt.
Với những chân dài bóng chuyền, đằng sau vinh quang còn không ít nỗi buồn |
Tiếng là môn thể thao “hậu”, chỉ sau “ông vua” bóng đá nam về thu nhập, sự quan tâm của xã hội, nhiều cầu thủ thành sao, thậm chí không ít người rẽ ngang thành hoa hậu, người mẫu. Thế nhưng, phía sau vẻ hào nhoáng ấy còn có không ít cảnh trái ngang, hẩm hiu.
Tượng đài cũng ra đường
Bóng chuyền nữ thời đổi mới không thể nhắc đến cây chuyền hai Đặng Thị Hồng, người gần như một tay mang về tấm huy chương bạc SEA Games đầu tiên cho bóng chuyền nữ Việt Nam năm 2001, cũng như góp công lớn để môn này “lên hương”. Một tượng đài đúng nghĩa của bóng chuyền Việt Nam, thế nhưng giờ đây đã rơi vào cảnh thất nghiệp, chính xác hơn bị đẩy ra đường không thương tiếc. Càng cay đắng hơn vì điều tồi tệ ấy lại xảy ra khi Hồng đang chuẩn bị làm mẹ lần hai.
Chuyền hai hay nhất nước một thời đã phải chịu hậu quả mặt trái xã hội hóa, khi đội bóng chuyền Tập đoàn Dầu khí bị giải tán. Cách đây 3 năm, khi đội được thành lập, người ta trải thảm đỏ, với đủ những lời hứa hẹn, cam kết để mời Hồng về, thậm chí còn ghi rõ trong hợp đồng về việc sau khi giải nghệ “bố trí một công việc phù hợp, thuận lợi tại Hà Nội”. Cũng chính vì được đảm bảo đến thế, lại thêm ràng buộc pháp lý, nên chị đã cống hiến hết mình, sẵn sàng với mọi điều động công việc. Chị đã chấp nhận cảnh xa nhà triền miên, kể cả khi nuôi con gái nhỏ để vào biệt phái hết Vũng Tàu cho đội nữ Vietso Petro, lại đến TP.HCM cho đội nữ Xây lắp dầu khí Thái Bình Dương.
Nhưng rốt cuộc, Hồng rơi vào cảnh tay trắng. Dù chạy đôn chạy đáo khiếu nại rồi xin cứu xét nhiều nơi, nhưng người phụ nữ đang mang bầu tháng thứ năm ấy đã chẳng hề được những người có trách nhiệm đoái thương. Chị rớt nước mắt ký vào bản thanh lý hợp đồng nhận vài chục triệu đồng cho cả quãng đời cống hiến đỉnh cao với nghiệp bóng.
Bi kịch của tuyển thủ tuổi 20
Nếu như đàn chị Đặng Thị Hồng chịu sự bạc bẽo của nghiệp, thì với tuyển thủ bóng chuyền bãi biển Trần Thị Yến lại là một bi kịch thực sự, gắn với sự nghiệt ngã của số phận.
Đang khỏe mạnh, xinh đẹp, tương lai phơi phới, trụ cột từng ba lần dự tranh SEA Games bất ngờ lâm bệnh nặng, đứng trước nguy cơ mất tất cả.
Tai họa đã giáng xuống đầu Yến khi chị vừa vinh dự đọc tuyên thệ tại lễ khai mạc Đại hội thể dục thể thao Hải Phòng, chuẩn bị lên đường tham dự giải vô địch quốc gia, bắt đầu từ những cơn đau đầu như búa bổ. Bác sĩ phát hiện ra Yến bị dị dạng mạch máu não, một chứng bệnh bẩm sinh giờ mới biến chứng.
Các bác sĩ đầu ngành tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã giữ lại được sự sống, và chữa trị, hay nói chính xác là duy trì hy vọng cho chị bằng việc nút mạch dị dạng. Theo phác đồ, Yến phải trải qua ít nhất bốn lần nút mạch, mỗi lần tốn khoảng 90 triệu đồng. Khoản kinh phí này hoàn toàn vượt quá khả năng của gia đình khốn khó của nữ cầu thủ mồ côi cha từ nhỏ này, mà dù ngành thể thao Hải Phòng cùng Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đã hỗ trợ cũng chẳng thấm tháp vào đâu.
Cho đến thời điểm hiện tại, Yến vẫn chưa thể can thiệp được lần tiếp theo do sức khỏe quá yếu. Chị chỉ còn da bọc xương, đang thoi thóp chờ sự đưa đẩy của số phận.
Ăn không đủ no, cả đội bị bán
Sự hào nhoáng của bóng chuyền nữ cơ bản chỉ ở các đội bóng hạng mạnh, hội tụ ở một nhóm cầu thủ hàng đầu, còn thực chất sự lên hương, gắn với thành quả xã hội hóa chưa đến được với số đông, kể cả mức cải thiện.
Ngay thời điểm này, các cầu thủ nữ Yên Bái, đội bóng hạng A thậm chí chỉ có thu nhập trên dưới 2 triệu đồng/tháng và chỉ mong… ăn đủ no bởi mức 90 nghìn đồng/ngày quá thấp. Vì quá nghèo nên mỗi khi thi đấu, họ phải thuê nhà nghỉ giá rẻ nhét tới bốn, năm người một phòng, ăn cơm bụi để tiết kiệm từng đồng.
Ít ra Yên Bái cũng có đội để mà duy trì, cầu thủ nữ Hà Nam các lứa ngoài chuyện ăn uống, thu nhập quá thấp còn phải gánh chịu nghịch cảnh riêng, cứ hết lứa tuổi trẻ là bị đem bán cho các đội khác hay về quê… tìm việc, đơn giản vì tỉnh không thể duy trì đội bóng để thi đấu. Hồi đầu năm, cả gần một đội hình “bán” nguyên cho một đội bóng ngành ngân hàng thu mấy trăm triệu, rồi lại tiếp tục tuyển lứa mới. Dĩ nhiên, ngoài một số ít “được” bán, còn có phân nửa khác bị thải loại, coi như “trắng tay” sau nhiều năm ròng khổ sở ăn tập bóng chuyền.
Cũng bởi cách làm thời vụ, một số trường hợp phụ thuộc vào sở thích nhất thời của lãnh đạo chủ quản mà nghiệp bóng chuyền của nhiều nữ cầu thủ đã tan thành mây khói. Ví như Bảo Long Hà Tây hồi 2008 hay Than Hà Tu 2009 đường đường đang dự tranh giải vô địch quốc gia bỗng dưng… biến mất. Báo hại cả mấy chục con người rơi vào cảnh lao đao, cũng chỉ vài người tìm được đội bóng mới, còn phần lớn thất nghiệp.
Cũng “chân dài” nhưng đừng mơ… đại gia
Các cầu thủ nữ bóng chuyền đều thuộc diện chân dài, một số đã trở thành “sao” thực sự có thể tạo cơn sốt hầm hập, được hâm mộ đặc biệt. Song đó là các chân dài không gắn với các đại gia, mà như tâm sự của một người trong cuộc thì không thích và cũng… không mơ. Các đại gia có thể rất yêu mến, sẵn sàng tài trợ, thưởng những khoản lớn, tuy nhiên đó là chuyện hoàn toàn trên sân bóng. Thể hình của các chân dài bóng chuyền phần nhiều thô ráp, gồ ghề, nhất là chiều cao lênh khênh khó có thể coi là sự hấp dẫn. Một cách rất thực tế, điểm qua ngay các tuyển thủ quốc gia các lứa cũng chưa thấy ai lấy chồng giàu, mà hầu hết đều yêu và cưới dân thể thao. Một số còn muộn và khó lấy chồng.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Bộ bàn ghế bằng gỗ sưa đắt nhất Việt Nam: Chạm trổ linh vật công phu, làm từ loại gỗ đắt nhất thế giới, trị giá 100 tỷ đồng
- Sao nữ dám tát Hoài Linh giàu và quyền lực cỡ nào?
- Chế độ BHXH có nhiều thay đổi từ 2025: Chồng tham gia BHXH tự nguyện, vợ ở nhà cũng được hưởng chế độ thai sản
- Cận cảnh cây gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, báu vật có '1-0-2' trên đời
- Ông là đại gia đầu tiên ở Hà Nội sắm ô tô, bất động sản trải dài từ Bắc đến Nam, từng lập ra bản di chúc gây chấn động
- Từ 1/7/2025: Có 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần, ai không biết quá thiệt thòi
- Hoa hậu từng bị miệt thị nhan sắc như 'cá chùi kiếng': Dung mạo thay đổi, cuộc sống đáng ngưỡng mộ
- Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về Việt Nam: Diện áo dài nền nã, nhan sắc qua camera thường cực đỉnh