Bây giờ là lúc bóng đá Việt Nam nên nhìn nhận lại và sửa đổi, muộn thì muộn thật, nhưng muộn vẫn hơn là không làm.
Cải cách bóng đá Việt: Muộn còn hơn không? |
Đầu tiên đó là vấn đề đào tạo cầu thủ trẻ. Việc này rất quan trọng vì ngoài việc chúng ta sẽ có lực lượng kế cận lớp cầu thủ đi trước, tạo tính liên tục giữa các thế hệ mà qua việc đào tạo đó sẽ giúp nâng cao thể trạng các em và hướng các em có một lối sống lành mạnh. Việt Nam chúng ta không được đánh giá cao về tầm vóc, nhưng nhìn những cầu thủ của học viện Hoàng Anh Gia Lai – Arsenal xem, có không ít em chỉ vừa qua tuổi 18 mà đã có chiều cao hơn 1.7m, 1.8m – rất tốt so với mặt bằng chung của thanh thiếu niên Việt Nam
Đó là nhờ vào việc các em đó được đào tạo, luyện tập khoa học và bài bản nên không những phát triển về năng khiếu mà còn cải thiện thể trạng. Nói về chuyên môn, bóng đá Việt Nam vốn không thiếu tài năng từ khi còn bé. Chúng ta sẽ chẳng quên thế hệ những Văn Quyến, Như Thuật…đứng hạng 4 giải trẻ Châu Á. Cứ ngỡ đó là bệ phóng cho bóng đá Việt Nam đi lên nhưng sau chiến tích ấy, có bao nhiêu cầu thủ đạt tới trình độ cao hơn? Kết quả là bóng đá Việt Nam cứ thụt lùi khi chúng ta không có chính sách nuôi dưỡng tài năng hợp lý.
Một trong những yếu tố làm thui chột những tài năng của bóng đá Việt Nam là họ bị sa ngã trước những cám dỗ kim tiền. Sau thế hệ những Hồng Sơn, Công Minh, Huỳnh Đức …thì chúng ta cũng có Văn Quyến, Quốc Vượng…nhưng kết cục thế nào thì ai cũng đã rõ. Nhưng qua việc bán độ của lứa U23 trước đây và sau này là Ninh Bình, Đồng Nai thì những người làm bóng đá cũng có trách nhiệm. Họ quá chuộng thành tích và chạy theo danh hiệu nên chỉ chú tâm việc đào tạo chuyên môn mà quên rằng đạo đức cầu thủ cũng là quan trọng, và phải là điều quan trọng nhất. Bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải có chữ 'tâm'.
Bóng đá cũng vậy. Tuy nhiên, không phải cầu thủ nào của chúng ta cũng được dạy bảo điều ấy. Chính vì không được giáo dục, được rèn giũa đúc mực nên dễ dàng phạm sai lầm. U19 Việt Nam bây giờ (ít ra cho đến lúc này) là dẫn chứng cho việc nếu các em được chỉ bảo và hướng dẫn đi theo một con đường đúng đắn thì khi ra sân các em sẽ không nghĩ tới lương thưởng mà sẽ chơi bằng tất cả niềm đam mê, cống hiến hết mình vì màu cờ sắc áo và cả niềm tin của người hâm mộ.
Bên cạnh việc chưa giáo dục và chú tâm vào đào tạo trẻ, cái sai dễ thấy nhất của chúng ta bao năm qua là không tập trung định hình lối chơi thích hợp cho đội tuyển và các đội trẻ kế tiếp tạo thành một hệ thống. Rất nhiều lần chúng ta chơi theo kiểu người Pháp, Đức, Brazil hay Bồ Đào Nha. Tuy có thành công nhất định nhưng rõ ràng cái đích mà chúng ta hướng đến là định hình lối chơi đặc trưng và phát triển lâu dài thì đã thất bại.
Giờ đây thành công bước đầu của U19 Việt Nam có thể gợi ý cho hướng đi tiếp theo của những đội tuyển Việt Nam. Không nên đội tuyển QG đá một kiểu, U23 đá một kiểu, U19 đá một kiểu mà nên phát triển đồng nhất thành cả hệ thống nhằm nhắm đến tương lai lâu dài.
Trên thế giới không hiếm những nước bỏ ra hàng chục năm để định hình lối chơi mang đậm bản sắc của mình và tạo nên cả những lớp kế cận cùng phát triển theo hướng đó như Đức, Nhật Bản, Tây Ban Nha…. Đấy là bài học mà chúng ta có thể học tập để dù có muộn thì chúng ta cũng có một tương lai để mà hy vọng.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?