Buồn ngủ khi đang làm việc không phải là vấn đề xa lạ với dân công sở. Vài mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn thoát khỏi cơn buồn ngủ, tránh ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
![]() |
|
1. Đứng dậy và đi bộ xung quanh văn phòng
Nếu bạn làm việc tại bàn, hãy cố gắng thường xuyên đứng dậy và đi lại. Hãy đi bộ tới quán hoặc đứng ăn trưa sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe.
2. Ngủ trưa
Hãy cố gắng ngủ trưa từ 5-25 phút để tạo năng lượng cho giờ làm việc buổi chiều. Bạn nên nhắm mắt lại trong khoảng 10 phút hoặc lâu hơn.
3. Thư giãn cho đôi mắt
Nhìn liên tục và cố định trên màn hình máy tính có thể gây mỏi mắt và buồn ngủ. Thỉnh thoảng, bạn cần tránh xa màn hình khoảng một vài phút để đôi mắt được thư giãn và tránh mệt mỏi.
4. Ăn một món ăn lành mạnh để tăng cường năng lượng
Đồ ăn nhẹ chứa đường có thể cung cấp năng lượng nhanh chóng khi bạn cảm thấy lượng đường trong máu thấp khiến tinh thần uể oải, mệt mỏi. Một số món ăn có thể tăng năng lượng cho bạn trong thời gian dài như bơ đậu phộng, sữa chua, các loại hạt, trái cây tươi...
Buồn ngủ khi đang làm việc không có hại cho sức khỏe, nhưng nó ảnh hưởng
tới tâm trạng và hiệu quả công việc của bạn. Ảnh: Menxp.
5. Nói chuyện với đồng nghiệp
Nếu bạn đang cảm thấy buồn ngủ, hãy nói chuyện phiếm với đồng nghiệp để não bộ có thể hoạt động hơn. Đây là hành vi kích thích rất mạnh, đặc biệt khi đang bàn luận về đề tài chính trị.
6. Bật đèn sáng
Môi trường có ánh sáng yếu thường khiến bạn mệt mỏi, buồn ngủ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ánh đèn sáng có thể làm giảm cơn buồn ngủ và tăng sự tỉnh táo. Vì vậy, nếu buồn ngủ, hãy thử tăng độ sáng của bóng đèn ở văn phòng.
7. Thở sâu
Thở sâu làm tăng mức độ oxy trong máu, chậm nhịp tim, giảm huyết áp, mang lại tinh thần sảng khoái và năng lượng tràn đầy. Điều quan trọng khi thở sâu là bạn cần hít vào bụng chứ không phải ngực.
Trước tiên, ngồi thẳng lưng, đặt tay lên bụng, hít sâu thông qua mũi, rồi để bụng tự đẩy tay ra. Không nên di chuyển ngực. Sau đó thở ra thông qua đôi môi đang mím lại như đang huýt sáo.
8. Chuyển hoạt động khác để kích thích tâm trí
Một nghiên cứu của Phần Lan cho thấy những người làm việc 12h vào ca đêm thường cảm thấy công việc của mình đơn điệu và khiến họ không tỉnh táo. Vì thế, bạn hãy cố gắng kích thích tâm trí, não hoạt động nhiều khi làm việc.
9. Uống nước
Mất nước có thể gây ra sự mệt mỏi, do đó bạn nên uống đủ nước và ăn nhiều trái cây và rau quả.
10. Hít thở không khí trong lành
Chu kỳ ngủ và nhịp sinh học bị ảnh hưởng bởi ánh sáng tự nhiên của mặt trời. Bởi thế các chuyên gia khuyên bạn nên ra ngoài, hít thở không khí trong lành và tận hưởng ánh sáng mặt trời ít nhất 1h vào buổi sáng. Điều đó thúc đẩy các giác quan, mang lại sự tươi tắn và khỏe mạnh
11. Tập thể dục
Theo nghiên cứu của Đại học Georgia (Mỹ) với 6.800 người, tập thể dục có hiệu quả hơn trong việc cung cấp năng lượng và giảm mệt mỏi vào ban ngày so với một số loại thuốc điều trị các vấn đề về giấc ngủ. Vì thế hãy tạo thói quen tập thể dục 30 phút mỗi ngày để cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.
Một bữa ăn giàu protein và carbohydrate trong vòng 2h sau khi tập luyện sẽ "nạp" phần năng lượng mà bạn bị mất đi khi tập thể dục.
12. Tham khảo ý kiến của bác sĩ
Khi bạn cảm thấy không thể cải thiện việc buồn ngủ trong giờ làm việc, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia về giấc ngủ. Có thể bạn đã mắc phải chứng rối loạn giấc ngủ tiềm ẩn như buồn ngủ quá mức hay ủ rũ, lúc đó bạn cần phải được điều trị.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny


-
Rửa rau theo cách này: 1 người rửa, cả nhà mắc bệnh! 60% người Việt đang làm sai cách
-
Dấu hiệu nhận biết rau muống 'tắm' thuốc trừ sâu, chú ý ngay để bảo vệ sức khỏe cả gia đình
-
Phòng ngừa đột quỵ và nhồi máu não rất đơn giản: 3 chỉ số không được quá cao, 1 bệnh không được bỏ qua và 6 điều không được xem nhẹ
-
Thời gian ngủ tốt nhất cho từng nhóm tuổi, bạn có ngủ đúng cách không?




-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập
-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt
-
Một tỉnh nghèo miền núi bất ngờ lọt top 5 tỉnh thành tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, vượt mặt Hải Phòng, Quảng Ninh
-
2 tỉnh sở hữu ‘kho vàng’ lớn nhất miền Bắc: Trữ lượng nhiều vô kể, vẫn còn ‘ngủ yên’ dưới lòng đất
-
Rất nhiều người không biết: Muốn cấp đổi Căn cước, VNeID bắt buộc phải cập nhật định danh mức độ 2
-
'Qua sắp xếp, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và tỉnh miền biển sẽ có núi'