Theo nhận định của nhiều chuyên gia bất động sản, hiện tại mặc dù tình hình kinh tế khó khăn nhưng vẫn còn rất nhiều cơ hội cho cả doanh nghiệp và thị trường bất động sản.
|
Đây là ý kiến của ông Cấn Văn Lực - Chuyên gia cao cấp của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
Phóng viên: Thị trường bất động sản có cơ hội gì không thưa ông?
Ông Cấn Văn Lực: Tôi cho rằng trong thời điểm hiện nay doanh nghiệp cũng như thị trường bất động sản có ít nhất là ba cơ hội. Đó là cơ hội để cơ cấu lại chính bản thân doanh nghiệp, bản thân thị trường bất động sản đặc biệt phân khúc thời gian qua đã phát triển theo phong trào.
Cơ hội thứ 2 để cho các doanh nghiệp chuyển nhượng dự án bởi vì hiện nay nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đều quan tâm đến thị trường bất động sản. Điều này được thể hiện qua dòng vốn FDI đã được đổ rất nhiều cho bất động sản. Nhiều dự án đã rục rịch chuyển nhượng trong thời gian vừa qua.
Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp định hướng đầu tư hiệu quả hơn đặc biệt là cơ hội tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng sau khi Chính phủ và ngân hàng nhà nước đưa ra hàng loạt cơ chế tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
TS Cấn Văn Lực
Ví dụ, việc mở van tín dụng cho bất động sản như là cho vay mua nhà, cho vay sửa nhà… Đồng thời, ngân hàng mở van cho lĩnh vực phi sản xuất, cho phép các ngân hàng thương mại cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp BĐS và hiện nay là lãi suất ngân hàng đều có những gói hỗ trợ doanh nghiệp rất là lớn hiện nay lãi suất cho vay bất động sản thường là 16-17%.
Tôi cho rằng, mức lãi này không phải là cao so với lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, đòi hỏi sự nỗ lực của cả 3 phía nhà nước, doanh nghiệp và người mua nhà.
Theo ông, việc cơ cấu lại nợ giúp cho doanh nghiệp có được lợi thế gì?
Doanh nghiệp có điều kiện để hoãn, giãn nợ. Đây là cơ hội để doanh nghiệp thêm thời gian cân đối tài chính của mình để trả nợ ngân hàng vào thời điểm thích hợp. Cơ cấu lại nợ giúp cho doanh nghiệp có thể vượt qua thời điểm khó khăn này.
Đồng thời, doanh nghiệp có cơ hội để quản lý tài chính tốt hơn bởi vì thông qua cơ cấu lại nợ ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp phải có điều kiện, tiêu chuẩn để có thể được cơ cấu lại nợ.
Thông thường, khi doanh nghiệp thu được tiền mặt về sẽ phải trả ngay cho ngân hàng. Tuy nhiên, nếu được cơ cấu lại nợ trong trường hợp doanh nghiệp có thể bán được hàng, họ có thể được sử dụng dòng vốn để tái sản xuất không?
Tôi cho rằng, có nhiều phương án cơ cấu lại nợ. Vấn đề cần thiết hiện nay là Ngân hàng, doanh nghiệp cùng phải bàn kỹ với nhau để có cách gì đó tốt nhất cho doanh nghiệp. Ví dụ, ngân hàng cho phép doanh nghiệp giảm hoặc miễn đi lãi phạt trước đây, phí liên qua đến tín dụng. Ngoài ra, cơ cấu thời hạn vay nợ cho doanh nghiệp.
Xin cám ơn ông!
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%