Răng miệng khỏe mạnh đi liền với cơ thể khỏe mạnh. Vệ sinh răng miệng và sức khỏe răng miệng có thể cải thiện sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ của các bệnh nghiêm trọng và thậm chí có thể bảo vệ trí nhớ của bạn tốt hơn.
|
Cụm từ "miệng khỏe mạnh, cơ thể khỏe mạnh" chẳng sai tí nào. Và đây là những bằng chứng khoa học chứng minh điều này.
1. Răng miệng khỏe mạnh giúp tăng cường sự tự tin
Răng bị hư hỏng và bệnh nướu răng thường có liên quan không chỉ với thẩm mỹ mà còn là nguyên nhân khiến bạn có hơi thở không mấy dễ chịu. Điều này làm ảnh hưởng đến sự tự tin của bạn một cách đáng kể. Răng miệng khỏe mạnh đồng nghĩa với không bị bệnh nướu răng và sâu răng, chất lượng cuộc sống của bạn cũng được tốt hơn - bạn có thể ăn đúng cách, ngủ tốt hơn, và không có răng đau hoặc nhiễm trùng miệng khiến bạn bối rối.
Ảnh minh họa
2. Giảm rủi ro của bệnh tim
Viêm mãn tính do bệnh nướu răng gắn liền với sự phát triển của các vấn đề tim mạch như bệnh tim, tắc nghẽn mạch máu và đột quỵ.
Các chuyên gia nói rằng có một hệ nhân-quả giữa bệnh nướu răng và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, điều này đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu. Những phát hiện của các nghiên cứu này cũng chứng minh rằng việc duy trì sức khỏe răng miệng có thể giúp bảo vệ sức khỏe tổng thể, đặc biệt là sức khỏe tim mạch.
3. "Bảo tồn" bộ nhớ
Những người bị viêm nướu (sưng, chảy máu nướu răng) sẽ có tác động tồi tệ đến bộ nhớ và các kỹ năng nhận thức khác so với những người có nướu răng khỏe mạnh, theo một báo cáo trong tạp chí Journal of Neurology, Neurosurgery & Psychiatry.
Những người bị viêm nướu có nhiều khả năng bị hay quên và không nghĩ ra được những từ mình muốn nói, mà đây lại là hai kỹ năng được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Ảnh minh họa
4. Giảm rủi ro của nhiễm trùng và viêm trong cơ thể
Những người không chú ý chăm sóc răng miệng sẽ có khả năng phát triển các nhiễm trùng trong các bộ phận khác của cơ thể cao hơn so với những người khác.
Nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa bệnh nướu răng và viêm khớp dạng thấp, bệnh tự miễn dịch gây viêm khớp. Các chuyên gia cho rằng cơ chế hủy diệt của mô liên kết trong các bệnh về lợi là tương tự.
Để giảm nguy cơ sâu răng và bị bệnh nướu răng, bạn nên có một chế độ ăn một chế độ ăn uống cân bằng, thường xuyên đi khám nha sĩ và vệ sinh răng miệng tốt. Đánh răng hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần cũng là việc hết sức cần thiết nên làm. Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn hay kem đánh răng cũng có thể giúp giảm vi khuẩn trong miệng có thể gây ra viêm nướu.
5. Giữ ổn định lượng đường trong máu nếu bạn có bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát được thường mắc các bệnh về lợi. Khi bị bệnh tiểu đường, người bệnh ít có khả năng chống lại nhiễm trùng, bao gồm nhiễm trùng nướu răng có thể dẫn đến các bệnh về nướu nghiêm trọng.
Và một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng nếu bạn có bệnh tiểu đường, bạn có khả năng phát triển các vấn đề về nướu nghiêm trọng hơn so với người không bị tiểu đường. Do đó, bạn có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Vậy nên, giảm nguy cơ của viêm nướu răng của bạn bằng cách bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn để có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu nếu bạn đã được chẩn đoán với bệnh tiểu đường là điều hết sức cần thiết.
6. Giúp phụ nữ mang thai sinh con đúng thai kì
Phụ nữ có thể gặp tăng nguy cơ viêm nướu trong thời kỳ mang thai. Một số nghiên cứu cho thấy một mối quan hệ giữa bệnh nướu răng và tình trạng sinh con thiếu tháng, sinh con nhẹ cân.
Không phải tất cả các nghiên cứu đã tìm thấy một liên kết vững chắc giữa hai vấn đề này, nhưng việc duy trì sức khỏe răng miệng tốt là vẫn là mục tiêu tốt nhất. Nếu bạn đang mang thai, hãy đi khám nha khoa đầy đủ như là một phần của chăm sóc sức khỏe trước khi sinh của bạn.
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Nhìn vào thức ăn có thể biết được một người sống được bao lâu? Những người sống lâu có 5 điểm chung về thói quen ăn uống!
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn