Thịt là loại thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên, nhiều người vẫn phạm phải sai lầm trong chế biến.
![]() |
|
Để thịt ở nhiệt độ phòng
Sai lầm này thường gặp ở những người có thói quen tích trữ thịt trong tủ đông. Trước khi chế biến họ sẽ bỏ thịt ra ngoài nhiệt độ phòng để thịt tự rã đông trước khi chế biến. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với không khí, thịt tươi hoặc đông lạnh có thể bị nhiễm khuẩn.
Các loại thịt đông lạnh cần rã đông nhiều giờ trong tủ lạnh (tối đa 24 giờ) trước khi nấu. Trước hết là để tránh sự phát triển của vi khuẩn và không phá vỡ dây chuyền lạnh.
Rã đông trong lò vi sóng
Nhiều người vì muốn tiết kiệm thời gian nên chọn cách nhanh chóng là rã đông thịt trong lò vi sóng. Phương pháp này khá nguy hiểm vì việc chuyển từ mát sang nóng sẽ làm đứt dây chuyền lạnh, có thể khiến thịt biến chất và giảm đáng kể dinh dưỡng.
Rửa thịt
Nếu như rau bạn phải rửa kỹ trước khi chế biến thì việc làm sạch đùi gà hoặc thịt bò nướng có thể nguy hiểm. Alexandra Retion, chuyên gia dinh dưỡng tại Paris khuyến cáo: "Bạn không nên rửa thịt trước khi nấu vì điều này giúp vi khuẩn sinh sôi nhanh hơn". Thịt gà sống tiếp xúc với nước sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn campylobacter, nguyên nhân gây ra khoảng 1 triệu ca nhiễm khuẩn tiêu hóa mỗi năm ở Pháp (theo Health Watch Institute).
Ướp thịt trước khi nấu
Đây cũng là sai lầm nhiều người mắc phải. Phần lớn chúng ta đều nghĩ rằng nêm gia vị vào thịt từ đầu thì thịt sẽ ngấm gia vị và ăn ngon hơn, đậm đà hơn. Tuy nhiên, nhà dinh dưỡng học Alexandra Retion khuyên bạn: Ướp muối sớm khi bắt đầu nấu cho phép nó hút bớt nước. Tuy nhiên, nước là nơi sinh sản của vi khuẩn. Tốt hơn nên nêm muối vào lúc cuối.
Trữ đông thịt quá lâu
Ngăn tủ đông mang đến nhiều tiện lợi cho chị em nội trợ. Tuy nhiên những người bán thịt khuyến cáo việc tiêu thụ thịt tươi vì đông lạnh thịt không bảo toàn được chất lượng dinh dưỡng của nó. Tốt nhất bạn chỉ nên lưu trữ thịt và sử dụng nhanh trong vòng 2-3 ngày.
Chế biến thịt như thế nào để bảo vệ sức khỏe?
Nấu chín thịt giúp bạn tiêu hóa dễ dàng hơn và tiêu diệt các vi khuẩn có hại như Salmonella và E. coli gây ngộ độc. Tuy nhiên, việc nấu chín cũng có thể làm giảm hàm lượng chất dinh dưỡng và tạo ra các hóa chất độc hại có khả năng tăng nguy cơ bệnh tật.
Hiện nay có nhiều phương pháp nấu chín thịt khác nhau, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên thì hầm, nấu áp suất và nấu sous vide (thịt được gói trong một túi nhựa kín khí và nấu từ 1 đến vài giờ trong nồi nước có kiểm soát nhiệt độ) là 3 phương pháp chế biến thịt mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhất. Lý do là bởi các phương pháp này ít gây oxy hóa cholesterol và lưu giữ được nhiều chất dinh dưỡng trong món ăn.
Nguồn: https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/5-sai-lam-thuong-gap-khi-che-bien-khien-thit-mat..
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020


-
Ai cũng chỉ ăn quả mà ít biết lá của loại cây này 'quét' mỡ máu, ngừa tiểu đường cực đỉnh
-
Bữa tối quyết định đến tuổi thọ, nếu muốn sống lâu, hãy nhớ 5 'không', kiên trì thực hiện, sức khỏe sẽ ngày càng được cải thiện
-
Bộ phận vừa ngon vừa bổ nhất của con cá, nhiều người vẫn thẳng tay ném vào thùng rác mà không biết
-
Uống 1 viên vitamin C mỗi ngày, cơ thể thay đổi ngoạn mục, ai không biết sẽ tiếc hùi hụi




-
Xót xa bé trai 4 tuổi rơi xuống bể cá tại quán cà phê tử vong
-
Lịch thi tốt nghiệp THPT 2022 chính thức
-
Chuyên gia cảnh báo 4 triệu chứng khi mắc biến thể Omicron BA.5: Ho, sổ mũi vẫn phổ biến nhất
-
Lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội nói về thông tin liên quan đến diễn viên Hồng Đăng
-
SARS-CoV-2 vẫn rất khó lường: Tiêm vaccine mũi nhắc lại là cách phòng bệnh tốt nhất
-
Thi tốt nghiệp THPT 2022: 4 điều thí sinh cần đặc biệt LƯU Ý để tránh bị kỷ luật tại phòng thi
-
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2022: Chính thức tăng lương; Cấp hộ chiếu phổ thông gắn chip...
-
Tử vi tháng 7/2022 của 12 con giáp: Sửu có nhiều niềm vui, Ngọ đánh đâu thắng đó