Mối quan hệ mẹ chồng-nàng dâu thời hiện đại đã thoáng hơn rất nhiều, song phụ nữ vẫn cần nhớ những nguyên tắc "bất di bất dịch" dưới đây:
![]() |
|
1. Yêu thương mẹ chồng như mẹ đẻ
Bạn gọi mẹ chồng là “mẹ”, thì cũng hãy xem bà như mẹ đẻ của mình, đối đãi bằng tấm lòng thành tâm, dành cho mẹ chồng sự chăm sóc, lo lắng như với chính mẹ của mình. Chẳng có mẹ chồng nào mà lại không “tan chảy” khi được con dâu đối xử trân trọng như mẹ đẻ, bà sẽ sớm cảm nhận được sự tận tâm của bạn và cũng yêu quý bạn như con gái của mình.
Ảnh: minh họa
2. Đừng “tranh giành” chồng với mẹ chồng
Bản thân bạn khi về nhà chồng đã phải từ bỏ bố mẹ mình, thì bản thân mẹ chồng khi có bạn về làm dâu cũng đã phải nhìn đứa con trai mình hết mực yêu thương đi chăm sóc cho người phụ nữ khác. Ghen tị vốn là “bản tính” của phụ nữ, khó mà tránh khỏi những lúc mẹ chồng cảm thấy khó chịu vì con trai ngày càng rời xa mình. Vì vậy, bạn đừng lôi chồng ra đứng giữa những lúc mâu thuẫn, muốn tranh giành bằng được để cho mẹ chồng thấy con trai bà đang đứng về phía mình. Điều này có thể khiến bạn có được “chiến thắng” trước mắt, nhưng sẽ để lại những hậu quả lâu dài về sau. Bản thân những người đàn ông cũng không bao giờ thích đứng giữa mẹ và vợ cả, hơn nữa, lựa chọn cuối cùng của anh ấy rồi sẽ là mẹ thôi.
3. Quan tâm đến mẹ chồng từ những điều nhỏ bé
Nhớ những ngày ý nghĩa với mẹ chồng (sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới,…), nhớ những món ăn bà thích hoặc dị ứng, nhớ thói quen đi chùa của bà mỗi ngày rằm… đôi khi chỉ với những hành động quan tâm nhỏ bé, bạn cũng có thể khiến mẹ chồng cảm động và vui lòng. Không cần thể hiện bằng lời nói, bà sẽ hiểu tấm lòng của bạn.
4. Thường xuyên trò chuyện với mẹ chồng
Thường xuyên trò chuyện là cách bạn có thể chia sẻ với mẹ chồng những buồn vui trong cuộc sống của bà, hiểu bà hơn và tìm ra những điểm chung của hai người với nhau. Hãy thường xuyên cùng mẹ chồng làm những điều bà thích như đan len, đọc sách, chăm sóc vườn cây hoặc tập yoga, khiêu vũ,… Bạn cũng có thể xin lời khuyên của bà về những khó khăn mình gặp phải, điều đó sẽ khiến mẹ chồng cảm thấy bà được bạn coi trọng và dù có giúp bạn được hay không, mẹ chồng cũng sẽ gần gũi với bạn hơn rất nhiều.
5. Để cho mẹ chồng nắm một “quyền lực” nhất định
Đừng để cho mẹ chồng cảm thấy bạn đang dần thay thế vị trí của người phụ nữ trong gia đình bà. Hãy luôn thảo luận với bà về những việc hệ trọng của gia đình, và để cho mẹ chồng có quyền quyết định ở mức độ nào đó. Thường xuyên hỏi mẹ chồng về những tiền lệ từng có trong nhà, dù bạn chỉ xem đó là kênh thông tin tham khảo nhưng điều này sẽ khiến mẹ chồng hiểu được là bà vẫn có “tiếng nói” đối với bạn.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai


-
'Mặt trái' của người IQ cao: Đọc xong, cha mẹ liệu có làm mọi cách khiến con thông minh hơn?
-
3 thứ càng to, đàn ông càng thành đạt, giàu có, thậm chí hết mực chiều vợ thương con
-
3 dấu hiệu đàn bà lẳng lơ, thích tiếp cận đàn ông đã có gia đình
-
Kết hôn với 3 kiểu phụ nữ này quả thực là 'thảm họa', hôn nhân lựa nhầm người, cả một đời thống khổ




-
2 tỉnh sở hữu ‘kho vàng’ lớn nhất miền Bắc: Trữ lượng nhiều vô kể, vẫn còn ‘ngủ yên’ dưới lòng đất
-
Rất nhiều người không biết: Muốn cấp đổi Căn cước, VNeID bắt buộc phải cập nhật định danh mức độ 2
-
'Qua sắp xếp, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và tỉnh miền biển sẽ có núi'
-
Quang Linh Vlogs giàu cỡ nào trước khi bị bắt?
-
Tỉnh nào sở hữu mỏ vàng có trữ lượng lớn nhất Việt Nam?
-
Các trường hợp cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố năm 2025
-
Sau khi vi phạm giao thông bao lâu thì nhận được thông báo phạt nguội?
-
Khánh Ly nói về căn nhà mua chung với Trịnh Công Sơn: 'Thực ra, tôi không bao giờ muốn trở lại nơi đó nữa'