4 loại chất béo phổ biến có mặt trong thực phẩm và những điều cần biết khi ăn
Chủ nhật, 01/05/2016 21:51

Làm thế nào chúng ta có thể biết được chất béo nào là chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe còn chất béo nào thì chúng ta nên tránh?

Dưới đây là những thông tin hữu ích bạn có thể tham khảo để lựa chọn chất béo có lợi cho sức khỏe.

Chất béo chuyển hóa

Có trong: Thịt, sữa, bánh ngọt, bánh quy

các loại chất béo

Chất béo chuyển hóa dạng tự nhiên được tìm thấy trong thịt và sữa. Tuy nhiên, chất béo chuyển hóa nhân tạo - được hình thành khi dầu đã qua quá trình gọi là hydro hóa.

Chúng được sử dụng trong quy trình sản xuất một số loại bánh và giúp chúng có thời gian sử dụng lâu hơn, mặc dù ở Anh họ không còn sử dụng rộng rãi bơ thực vật và dầu thực vật nữa. Nói tóm lại, chế độ ăn giàu chất béo chuyển hóa có thể gây ra bệnh tim như đau tim và đột quỵ.

Lời khuyên: Tránh tất cả các sản phẩm có ghi "dầu thực vật hydro hóa” trên nhãn.

Chất béo bão hòa

Có trong: Thịt, bơ, pho mát, dầu dừa

các loại chất béo

Mỡ động vật đã xuất hiện trong chế độ ăn uống của chúng ta từ rất nhiều thập kỉ trước đây, ăn mỡ động vật bị cho là sẽ thúc đẩy cholesterol "xấu" gây tắc động mạch và liên quan đến bệnh tim và đột quỵ.

Các nghiên cứu mới của Viện Quốc gia Y tế Hoa kỳ đang có những suy nghĩ phủ định điều này. Các nhà nghiên cứu đã phân tích lại dữ liệu thu thập từ 9.500 người trong một nghiên cứu năm 1970 và thấy rằng việc chuyển đổi từ chất béo bão hòa sang không bão hòa Omega-6 đã làm hạ cholesterol trong máu - nhưng điều này không làm giảm số người tử vong do bệnh tim.

Trong thực tế, một số người tham gia nghiên cứu này đã giảm được một lượng lớn cholesterol xấu trong máu nhưng vẫn có nguy cơ tử vong cao. Có một bằng chứng mới khác cho thấy rằng chất béo bão hòa có thể không phải là tác nhân phản diện trong chế độ ăn uống. Không phải tất cả chất béo bão hòa là đều giống nhau. Một số loại được tìm thấy trong một số sản phẩm sữa - thực sự là nó có thể mang lại lợi ích trong việc làm giảm nguy cơ bệnh tiểu đường và bệnh tim. Vì vậy, các nhà khoa học cần có thêm những nghiên cứu tiến xa hơn nữa trước khi đưa ra lời khuyên chính thức về việc hạn chế nạp chất béo bão hòa vào trong cơ thể.

Lời khuyên: Trong khi nhiều nhà khoa học vẫn còn có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này nhưng một số nhà nghiên cứu khác vẫn nhấn mạnh rằng vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới tim mạch.Vì vậy, quan trọng hơn hết, chúng ta cần phải ăn đầy đủ chất béo lành mạnh trong chế độ ăn uống.

Chất béo không bão hòa đa

Có trong: Dầu cá, dầu thực vật

Có hai loại chất béo không bão hòa đa: omega-3 và omega-6. Đây là những axit béo "thiết yếu" phải có trong chế độ ăn uống của chúng ta. Omega-6 được tìm thấy trong các loại dầu thực vật như dầu hạt cải, ngô, hướng dương. Chất béo omega-3 được tìm thấy trong dầu cá thu, cá trích, cá hồi, cá mòi, cá hồi và cá ngừ tươi.

Theo thông tin từ trang web của NHS (Dịch vụ sức khỏe quốc gia của Anh), hầu hết chúng ta đều ăn đủ lượng omega-6 chủ yếu lấy từ dầu ăn nhưng chúng ta được khuyên nên ăn nhiều thực phẩm có omega-3 bằng cách ăn ít nhất hai khẩu phần cá, tốt nhất là nên ăn dầu cá mỗi tuần.

Một số bác sĩ tim mạch như Tiến sĩ Aseem Malhotra, chuyên cố vấn cho các bệnh nhân béo phì ở Anh, lại nói rằng không phải tất cả các chất béo không bão hòa đa đều tốt cho chúng ta. Tiêu thụ quá nhiều omega-6, còn được gọi là axit linoleic từ các loại dầu thực vật có thể không tốt cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, lại có một số bằng chứng cho thấy omega-6 và omega-3 thực sự rất cần thiết để duy trì sức khỏe của chúng ta ở mức tối ưu.

Lời khuyên: Tiêu thụ dầu cá theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Chất béo không bão hòa đơn

Có trong: Dầu ô liu, dầu hạt cải dầu, bơ và các loại hạt bao gồm hạnh nhân và đậu phộng.

Chất béo không bão hòa đơn giúp bảo vệ trái tim của chúng ta bằng cách duy trì mức độ cholesterol "tốt" HDL đồng thời chúng làm giảm lượng cholesterol "xấu" LDL.

Tiến sĩ Malhotra coi dầu ô liu là một "liều thuốc thần dược" và khuyến khích chúng ta nên tiêu thụ vài muỗng canh mỗi ngày cùng với một số các loại hạt để làm giảm nguy cơ bệnh tim, đột quỵ, chứng mất trí và ung thư.

Lời khuyên: Đây là một loại chất béo tốt và chúng cần được thêm vào trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta.

ttvn.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương

Tag: Chất béo , chất béo trong thực phẩm , điều cần biết về chất béo trong thực phẩm