Ông Trần Công Trục, nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ, nhận xét đá Gạc Ma thuộc Trường Sa của Việt Nam, nơi Trung Quốc đang tiến hành xây dựng với quy mô lớn.
Trung Quốc xây dựng ở Gạc Ma còn nguy hiểm hơn đặt giàn khoan 981 |
Trao đổi với pv, ông Trần Công Trục khẳng định việc Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự ở đá Gạc Ma nhằm hai mục tiêu chính: bố trí lực lượng tại nơi hiểm yếu về chiến lược; tạo ra thực tế mới để hậu thuẫn cho yêu sách chủ quyền phi lý.
- Ông đánh giá thế nào về những bằng chứng mới đây của BBC về việc Trung Quốc đang rầm rộ xây dựng ở đá Gạc Ma?
- Đây có thể coi là mũi tiến công chủ lực trước mắt và cả lâu dài của Trung Quốc ở Trường Sa. Trung Quốc đã cải tạo và xây dựng tại Gạc Ma và các thực thể khác ở quần đảo này từ năm 1988, ngay sau khi họ dùng vũ lực đánh chiếm từ Việt Nam. Việc xây dựng căn cứ quân sự ở Gạc Ma còn nguy hiểm hơn cả việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 hồi đầu tháng 5 vừa qua.
- Vì sao lại nguy hiểm hơn, thưa ông?
- Gạc Ma thuộc nhóm bãi cạn nằm ở tây bắc của Trường Sa, ảnh hưởng lớn tới hoạt động quân sự, an ninh, quốc phòng và kinh tế của Việt Nam. Nó nằm gần bờ biển miền Trung của Việt Nam, nơi chúng ta có rất nhiều căn cứ và cơ sở kinh tế, quốc phòng, an ninh. Nó cũng nằm trên con đường từ đất liền của Việt Nam ra Trường Sa, nơi chúng ta liên tục có các chuyến đi ra quần đảo này để tiếp tế lương thực và các hàng hóa khác cho dân cư và lực lượng bảo vệ của mình ở Trường Sa. Đó là tuyến đường huyết mạch nối với đất liền.
Gạc Ma cũng nằm gần khu vực chúng ta đang thăm dò và khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa.
Rõ ràng vị trí này khá hiểm yếu.
Giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc đưa bất hợp pháp vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mới mang tính chất thăm dò, chưa khai thác thực sự, còn một căn cứ quân sự ở Gạc Ma lại là vị trí cố định.
Trung Quốc đang tiến hành xây dựng quy mô lớn ở Gạc Ma.
- Việc xây dựng các căn cứ của Trung Quốc ở khu vực này đe dọa thế nào tới an ninh khu vực?
- Trên quy mô khu vực, Gạc Ma cũng rất có ý nghĩa về mặt địa chiến lược. Trung Quốc muốn tạo dựng một chỗ đứng để thực hiện âm mưu khống chế và độc chiếm Biển Đông, làm chỗ dựa cho các hoạt động khai thác tài nguyên và kiểm soát tuyến hàng hải quốc tế từ eo biển Malaca qua Biển Đông. Trung Quốc có nguy cơ gây ảnh hưởng tới các hoạt động thương mại hàng hải quốc tế ở khu vực này.
Hơn thế nữa, nếu Trung Quốc xây dựng được ở Gạc Ma thì họ cũng có thể làm điều đó với các bãi cạn khác như Vành Khăn, Cỏ Mây hay các bãi khác gần đất liền của Philippines, Malaysia, Brunei.
Nếu các nước không phản đối quyết liệt thì Trung Quốc sẽ thực hiện các bước tiếp theo, gây nên mối đe dọa với an ninh và quốc phòng của các nước trong khu vực.
- Theo dự đoán của ông, bước tiếp theo của Trung Quốc sau việc đào đắp và xây dựng công trình trên đá Gạc Ma và các đá khác là gì?
- Bằng việc xây dựng quy mô lớn, Trung Quốc đang biến các đá ở Trường Sa và Hoàng Sa thành các đảo, nối các điểm nhô ra của các đảo này, áp dụng cách thức xác lập hệ thống đường cơ sở theo quy định của Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS). Từ đường cơ sở đó, họ có thể đòi chủ quyền ở các vùng biển xung quanh, chứng minh đường lưỡi bò là phù hợp với UNCLOS.
Bên cạnh đó, Trung Quốc còn nâng cấp các đá lên thành nơi có điều kiện thích hợp cho con người sinh sống và có đời sống kinh tế. Sau khi hoàn thành việc xây dựng ở các đá, Trung Quốc có thể tuyên bố đường cơ sở, biến các vùng đặc quyền kinh tế của các nước liên quan, như Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia thành vùng có tranh chấp, biến không có tranh chấp thành có. Đó là sự ngụy tạo cố tình mà chúng ta cần cảnh giác.
- Philippines đã công bố các bằng chứng Trung Quốc đang khai hoang ở Trường Sa. Về phía Việt Nam, ông đánh giá như thế nào về phản ứng của chúng ta trong vấn đề này?
- Tôi tin rằng các lực lượng làm nhiệm vụ kiểm soát trong khu vực có chủ quyền của chúng ta đều biết các động thái của phía Trung Quốc. Ngay từ sau khi dùng vũ lực chiếm 6 thực thể của Việt Nam ở Trường Sa, trong đó có Gạc Ma, Trung Quốc đã bắt tay vào việc tôn tạo và xây dựng các công trình quân sự, từ đó đến nay từng bước một nâng cấp và xây dựng thêm, trong đó có đường băng dành cho máy bay chiến đấu.
Ngay sau khi Trung Quốc chiếm Gạc Ma năm 1988, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam lúc đó là ông Lê Đức Anh đã bay ra Trường Sa và tuyên bố công khai trước công luận về việc Trung Quốc dùng vũ lực. Việt Nam cũng có các công hàm phản đối và tuyên bố mạnh mẽ, gửi thư tới các tổ chức quốc tế đề nghị can thiệp.
Việt Nam đang áp dụng nhiều biện pháp phản đối về pháp lý và ngoại giao, thể hiện rằng chúng ta không bao giờ chấp nhận việc chiếm đóng phi pháp của Trung Quốc, thể hiện ý chí không bao giờ từ bỏ chủ quyền của chúng ta ở quần đảo Trường Sa.
Việt Nam hành xử có trách nhiệm với cả khu vực, không đẩy tranh chấp ở Biển Đông thành xung đột vũ trang. Trung Quốc không thể không tính tới phản ứng của nhiều nước khác.
Tiến độ xây dựng của Trung Quốc trên đảo Gạc Ma từ tháng 3/2012 đến tháng 3 năm nay.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?