Một số người được cho là thành đạt ở ta ít có khuynh hướng vì cộng đồng, chỉ lo tích lũy tài sản, chẳng tạo ra tí giá trị nào cho cộng đồng, cho xã hội.
Trăn trở cùng ông Nguyễn Thiện Nhân: Nước mình còn nghèo cũng phải thôi |
Trên diễn đàn quốc hội, ông Nguyễn Thiện Nhân nói về cái nghèo trong mối quan hệ với năng suất lao động. Ông nói rất chí lý, nhìn trên phương diện toàn cục, vĩ mô. Còn tôi, có cơ hội sống ở nông thôn miền Bắc, công tác ở miền núi và nay ở cái nơi được mệnh danh là vựa lúa thì thấy cái sự nghèo, mà ông Nhân dùng khái niệm năng suất lao động thấp, không có gì đáng ngạc nhiên.
Chúng ta thường tự hào là người Việt cần cù? Tôi cũng không rõ sự cần cù ở đây được đánh giá trên cơ sở nào, lấy cái gì làm tham chiếu. Có thể cần cù là bản tính, những quan trọng là nó có được thể hiện ra hay vẫn ở dạng tiềm tàng.
Sau giải phóng, nông thôn miền Bắc bước vào thời kỳ hợp tác xã. Tôi chỉ sống trong một giai đoạn ngắn của thời kỳ này nhưng cũng đủ chứng kiến cung cách làm ăn dối trá, mẹo mực và khôn vặt của người nông dân. Thành thực xin lỗi người nông dân, trong đó có cả bố mẹ tôi, khi phải nói thực về điều này. Rõ ràng sự cần cù, nếu đó là một bản tính, thì vẫn chưa được đánh thức.
Chuyện các doanh nghiệp Việt Nam không thể làm nổi cái ốc vít cho Samsung trở thành vấn đề đáng bàn trong định hướng phát triển công nghiệp ở nước ta
Tình trạng 'dong công chấm điểm' thời hợp tác xã diễn ra phổ biến. Tức là làm thì ít mà bôi ra thì nhiều để lấy công quy ra thóc vào cuối vụ. Ai sống thời ấy đều biết người nông dân nghe tiếng kẻng mới lục tục bước chân ra khỏi nhà, mà cũng chưa ra đồng ngay, còn tụ tập 'bắn' điều thuốc lào, làm chén nước trà, nhai vội miếng trầu, chờ cho đủ người mới bước chân xuống ruộng. Làm ăn thì khôn lỏi, cả một thửa ruộng chỉ làm cỏ bốn xung quanh cho sục bùn nhằm che mắt tay đội trưởng, còn ở giữa vẫn nguyên.
Trong các đơn vị hành chính và sản xuất công nghiệp thời ấy cũng chẳng hơn gì. Người ta đem cả rau đến cơ quan để nhặt, đem cả len đến cơ quan để đan…, chưa hết giờ công sở đã vội vội vàng vàng về kiếm mớ rau lợn hay xếp hàng chờ hứng nước.
Cơ chế làm việc thời đó khiến người ta nghĩ ra đủ thứ mẹo mực đối phó và gian dối, kể cả trộm cắp vặt. Cái tinh thần làm việc cống hiến, tận hiến của người Việt mình là rất hiếm hoi. Nó khác với cách làm việc và quan niệm về việc làm (dù móc cống cũng phải là người giỏi nhất) của nhiều nước. Trong lúc chờ xe buýt ở một quốc gia cạnh chúng ta, tôi để ý một người quét rác đã kiên nhẫn 2 lần quay ngược trở lại khu vực mình vừa quét chỉ để nhặt vài chiếc lá khô vừa rụng.
Chúng ta đã bước ra khỏi cung cách làm ăn kiểu bao cấp từ cuối những năm 80 thế kỷ trước, nhưng hôm nay, ở chỗ này chỗ kia, người ta vẫn thấy thấp thoáng hình bóng của nó, trong cả hành động và suy nghĩ.
Rõ nhất là thói làm ăn qua loa, chiếu lệ, chỉ thấy cái trước mắt. Một người Việt hiện đang định cư tại Nhật Bản kể, hồi chị còn làm việc tại Việt Nam, mỗi lần đưa báo cáo lên sếp (người Nhật), ông này luôn bắt đầu bằng câu 'Đã Ok chưa?'. Là nhân viên có chuyên môn tốt, thoạt tiên, chị ta rất khó chịu như bị xúc phạm, nhưng sau vài lần được chỉ ra lỗi, chị mới nhận thấy những thứ mình tưởng hoàn hảo, nhưng kỳ thực chưa chắc.
Chúng ta có một giai đoạn, theo cách nói của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, là 'thời ngạo mạn'. Hồi đó, chúng tôi nhìn ở đâu cũng thấy 'người Việt cần cù thông minh'. Cần cù, thông minh thế sao vẫn nghèo?
Nhìn sang Hàn Quốc, những năm 60 đất nước này 'rách rưới' cỡ nào, thế mà chỉ sau vài chục năm, nhờ chính sách đúng, họ đã vươn lên.
Thay vì hỏi người dân 'trồng cây gì, nuôi con gì', thì hãy chỉ cho họ biết cây nào nên trồng, con gì phải nuôi; thay vì hô hào 'phát huy tiềm năng, thế mạnh' thì hãy chỉ ra thế mạnh đó thuộc lĩnh vực nào. Không làm được vậy thì mía vẫn trổ cờ trắng đồng; cao su bị đốn bỏ khi đang kỳ lấy mủ; con cá con tôm bị người ta ép giá, không tìm nổi đầu ra. Giàu làm sao được?
Một cục sắt vào tay người Thụy Sỹ thì thành đồng hồ, vào tay người Trung Quốc thành cái kim, còn vào tay người Việt thì chỉ thành cái đinh là phổ biến. Đâu phải đôi tay người Việt thiếu tài hoa mà là do chính sách định hướng.
Và một yếu tố gián tiếp khiến cho dân ta chưa giàu là quan niệm về sự thành đạt. Người Việt thành đạt thường được hiểu là học vấn cao, có quyền lực, giàu có, nhiều đất đai, nhiều xe đẹp và dùng toàn hàng xịn.
Xem ra quan niệm về thành đạt như thế chưa đầy đủ. Người phương Tây quan niệm sự thành đạt đồng nghĩa với việc anh đã làm được gì cho cộng đồng.
Từ quan niệm về thành đạt hạn hẹp như thế nên một vài người được cho là thành đạt ở ta ít có khuynh hướng vì cộng đồng, chỉ lo tích lũy tài sản. Đó là một trong những nguyên nhân thất nghiệp, chẳng tạo ra tí giá trị nào cho cộng đồng, cho xã hội. Cứ như thế thì việc làm cho người lao động còn chẳng có thì họ giàu làm sao được.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?