Không phải ngẫu nhiên cựu danh thủ Sol Campbell lại đưa ra lời khuyên chí tình với các CĐV: Đừng sang Ba Lan, Ukraine nếu không muốn trở về bằng... quan tài!
|
Những sự kiện lớn như Euro bao giờ cũng là dịp hooligan hoành hành. Nguy cơ về phân biệt chủng tộc, bạo động có vũ trang thậm chí là nổi loạn núp dưới chiêu bài chính trị, sắc tộc thực sự là vấn đề nan giải với hai nước đồng chủ nhà Ba Lan - Ukraine.
Nổi tiếng với nạn kỳ thị chủng tộc
Những tin tức kiểu như đổ máu tại chung kết cúp quốc gia Ba Lan, hội CĐV Ba Lan đoàn kết 'xử' hooligan Anh, CĐV Nga lên chiến dịch 'xâm lược' các SVĐ Ba Lan - Ukraine đã là chuyện cơm bữa trên mặt báo. Lo ngại càng tăng cao khi gần 2 năm qua, đã có 195 vụ việc phân biệt chủng tộc được ghi nhận tại hai quốc gia đăng cai kỳ Euro lần thứ 14 trong lịch sử.
Những hooligan với vũ trang tận răng đe dọa ngày hôi lớn
Đặc biệt, đối tượng của các phần tử cực đoan phần lớn là du khách nước ngoài. Điều này cản trở nghiêm trọng những nỗ lực của chính phủ hai nước trong việc quảng bá văn hóa, sự thân thiện của mình ra thế giới.
Không phải tự nhiên, tổng thư ký hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp (FIFPro) lại khẳng định chắc nịnh: 'Sẽ chẳng có bạo lực nếu như bên trong và bên ngoài các SVĐ xem Euro chỉ là CĐV tới từ Ba Lan'.
Sự kỳ thị với người nước ngoài ở Ba Lan cực đoan đến mức bất kỳ cầu thủ ngoại nào thi đấu tại giải ngoại hạng, dù là da trắng, da đen, da màu hay người Do Thái, tất cả đều nhận được những lời xúc phạm kiểu như: 'Cút về đi, đồ khỉ đột!'.
Cleber (người Brazil), David Biton (người Israel) của CLB Wisla nằm trong số 9,5% cầu thủ chuyên nghiệp tại đất nước Đông Âu bị phân biệt chủng tộc thường xuyên và 11,7% bị hành hung.
Tuyển thủ Senegal, Pape Samba Ba thời còn khoác áo CLB Opole, tây nam Ba Lan từng nhận xét trên BBC: 'Tôi chơi bóng vài năm ở đó và nhận ra chẳng có bất cứ hàng rào an ninh nào cả'.
Bruno Coutinho, tiền vệ của Polonia Warsaw bộc bạch đã có lần được người anh trai da màu tới viếng thăm ở trụ cở CLB. Và người dân nơi đây nhìn anh trai của Coutinho như thể một người ngoài hành tinh.
Những thay đổi tích cực
Tuy nhiên, đó đã là bức tranh cách đây gần một thập kỷ. Ba Lan hiện nay đang có những biến chuyển hết sức lạc quan. Mảnh đất này từng có truyền thống thân thiện và rất hiếu khách.
Dù là vùng đất đa sắc tộc nhưng ở Ba Lan, người Belarus, Ukraine, Do Thái và Đức chung sống với nhau hòa thuận trước thế chiến thứ hai. Điều này khác hẳn với sự bảo thủ của các quốc gia láng giềng.
Những năm 1940, phát xít Đức từng giết hại 90% dân số Do Thái (khoảng 3 triệu người). Ba Lan không ngần ngại cùng với Liên Xô, đồng minh Mỹ và Anh đã thỏa thuận mở cửa biên giới phía tây và tạo lập một khu vực hợp nhất giữa người Ba Lan và người theo đạo thiên chúa. Điều này góp phần lớn vào cuộc ngăn chặn nạn diệt chủng đối với người Do Thái.
Mười năm trở lại đây là khoảng thời gian người Ba Lan thay đổi về cả thái độ và hành vi. Theo một cuộc khảo sát hồi tháng 2/2012 của tổ chức Cbos, người dân nước này tỏ ra hiếu khách nhất so với những người hàng xóm CH Séc, Slovakia. Họ không có chính sách nào gây phiền hà tới những người theo đạo thiên chúa hay Hồi giáo (chiếm 2% dân số).
Có một sự thực là nạn phân biệt chủng tộc ở Ba Lan hiện nay ít nghiêm trọng hơn so với phương Tây, Konstanty, nhà báo người Do Thái của tờ Gazeta Wyborcza thừa nhận.
'Tôi có thể đi dạo cả ngày ở đây mà không dính phải rắc rối nào. Trong khi đó, ở Paris, tôi luôn phải cảnh giác. Sự nhận thức của người dân đã có biến chuyển. Nhưng nó là vấn đề của cả một thế hệ'.
Bóng đá đã bớt nguy hiểm hơn
Tổ chức 'Bóng đá chống phân biệt chủng tộc ở châu Âu' (FARE) cho biết những vụ việc nổi cộm ngày càng ít đi tại Ba Lan. Các CLB hiện nay đã hoạt động tự do và an toàn hơn. Các tổ chức như 'Never Again' hay FARE đều thực hiện một loạt chiến dịch tuyên truyền tới từng gia đình, lớp học để nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ.
Ba Lan đang nỗ lực hết mình để mang tới một kỳ Euro an toàn tuyệt đối
Nếu để ý kỹ, một loạt scandal bạo lực sân cỏ thời gian qua tại Ba Lan xuất phát từ sự thù địch giữa các CLB cùng thành phố (derby là nét đặc trưng của bóng đá). Rất ít vụ việc fan đội tuyển quốc gia gây rối trong những trận đấu quốc tế.
Những vụ việc như bạo động trận giao hữu với Lithuania tháng 2/2011 chỉ là thiểu số và không đại diện cho hình ảnh CĐV Ba Lan. Ở Euro 2008, không có báo cáo xấu nào dính dáng tới CĐV tới từ quốc gia Đông Âu.
Thật khó để nói nạn kỳ thị chủng tộc hay bạo lực sẽ bị xóa sổ ở Euro 2012. Tuy nhiên, khả năng xảy ra sự cố từ bên trong sân là cực thấp, nhất là khi nhìn vào nỗ lực của nước chủ nhà Ba Lan cùng con số khổng lồ 1,5 tỷ euro đầu tư cho hệ thống an ninh giải đấu.
Còn nữa...
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước