Chuyên gia đang làm cố vấn chính trị cho hạ viện Philippines đã đưa ra 3 yếu tố giúp tránh xảy ra một cuộc xung đột địa chính trị tại biển Đông.
Tình hình biển Đông tối 14/7: Tàu cá VN bị tàu TQ đâm chìm ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của VN |
Viết trên trang tin Learning Curve ngày 14/7, ông Richard Javad Heydarian, chuyên gia về địa chính trị châu Á tại Đại học Ateneo De Manila và là cố vấn chính trị của Hạ viện Philippines, nhận định rằng tranh chấp lãnh thổ về cơ bản là điều khó tránh khỏi khi điều này có liên quan đến các vấn đề nhạy cảm như chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
“Tại thời điểm này, mục tiêu cấp thiết nhất cần đạt được là thiết lập các cơ chế tạm thời nhằm làm giảm căng thẳng và ngăn cản Trung Quốc có thêm các hành động khiêu khích”, ông Heydarian nói.
Chuyên gia này cho biết mục tiêu nói trên đòi hỏi cần có một sự kết hợp của các yếu tố sau:
1. Thiết lập vùng không khiêu khích
Trong khi đàm phán về việc thành lập bộ quy tắc ứng xử (COC) vẫn gặp nhiều cản trở, các nước thành viên ASEAN ít nhất cũng nên gây áp lực buộc Trung Quốc giữ đúng nghĩa vụ của mình theo quy định của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại biển Đông (DOC) được ký kết hồi năm 2002, vốn quy định rõ rằng các nước tranh chấp chủ quyền không nên đơn phương làm thay đổi hiện trạng, ông Heydanrian đề xuất.
“Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc và các bên có tranh chấp nên ngừng đem giàn khoan ra các vùng tranh chấp, ngừng các hành động khẳng định chủ quyền trên các khu vực có tranh chấp và kiềm chế sử dụng các lực lượng bán quân sự và quân sự để trong các tranh chấp chủ quyền”, chuyên gia Philippines viết.
2. Cơ chế bảo vệ môi trường khu vực
Nhà nghiên cứu địa chính trị châu Á này kêu gọi Trung Quốc nên lý giải quy định cấm đánh bắt cá hồi đầu năm nay tại biển Đông thông qua nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn tài nguyên biển.
“Các quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp với Trung Quốc nên nắm lấy đề xuất của Trung Quốc để đàm phán thiết lập một cơ chế hợp tác khu vực, tập trung vào các vấn đề ngoài tranh chấp lãnh thổ như việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản”, ông Heydanrian đề xuất.
Ông Heydanrian nói thêm rằng các loài chim và rùa biển quý hiếm trong khu vực không quan tâm đến các đường biên giới hay các tuyên bố khẳng định chủ quyền, nhưng chúng trông chờ vào sự cảnh giác của các lực lượng thi hành pháp luật dân sự như tuần duyên.
3. Thời điểm để châu Á hợp tác đa phương
Chuyên gia Heydanrian cho rằng việc theo đuổi 2 yếu tố đầu tiên có thể là biện pháp xây dựng lòng tin và điều này sẽ “đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho bất kỳ cuộc đàm phán nghiêm túc nào trong tương lai”.
“Tuy nhiên, cam kết nên đi kèm với phòng thủ. Và điều này có nghĩa là các quốc gia có tuyên bố chủ quyền chồng lấn nên nhanh chóng tăng cường năng lực phòng thủ của mình, củng cố sức mạnh nội tại và tích cực hợp tác với các cường quốc Thái Bình Dương như Nhật Bản, Úc và Ấn Độ - những nước có chung quyền lợi với ASEAN trong việc duy trì ổn định hàng hải tại biển Đông”, ông Heydanrian nói.
Vòi rồng trên tàu Hải cảnh Trung Quốc 2401
Trung Quốc tiếp tục dùng tàu tốc độ cao cản phá tàu Việt Nam
Hôm nay (14/7), lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam tiếp tục cơ động tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 để tuyên truyền khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Khi các tàu của Việt Nam tiến gần giàn khoan khoảng 14 hải lý, lập tức các tàu của Trung Quốc chia đội hình dùng tốc độ cao để cản phá.
Khi các tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư Việt Nam tiến vào cách giàn khoan khoảng 14 hải lý, Trung Quốc dùng 3 tàu hải cảnh và 3 tàu đầu kéo chia thành 2 hướng để cản phá các tàu của Việt Nam. Các tàu của Trung Quốc luôn theo sát các tàu của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam ở khoảng cách từ 300 đến 500m.
Bên cạnh đó, các tàu Trung Quốc luôn được sự hỗ trợ của hai tàu chiến chạy song song, các tàu hải cảnh mang số hiệu 46101, 31101 và 1401 luôn chạy tốc độ cao, bám sát các tàu của Việt Nam để cản phá.
Trước sự cản phá quyết liệt của các tàu Trung Quốc, lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam đã cùng phối hợp để kéo giãn đội hình của tàu Trung Quốc. Bằng sự mưu trí và cơ động, lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam đã tránh được sự cản phá của tàu Trung Quốc và an toàn, đồng thời tiếp tục tổ chức tuyên truyền, khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan.
Các tàu chiến của Trung Quốc vẫn luôn bám sát các liên đội tàu cảnh sát biển và kiểm ngư ở khoảng cách 1 hải lý bất kể ngày đêm, đồng thời sẵn sàng đe dọa và gây áp lực nếu các tàu của Việt Nam tiến gần giàn khoan.
Đáng lưu ý, chiều hôm qua (13/7), từ hướng quan sát của tàu cảnh sát biển 4033 phát hiện 1 máy bay quân sự của Trung Quốc không rõ số hiệu xoay 2 vòng trên đội hình tàu cảnh sát biển và kiểm ngư ở độ cao 1.000m. 10 phút sau, vẫn máy bay này bay quay trở lại xoay một vòng trên đội hình tàu Việt Nam rồi bay về hướng giàn khoan.
>> BẤM ĐÂY ĐỂ XEM TOÀN BỘ DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH CĂNG THẲNG TRÊN BIỂN ĐÔNG
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%