Trên khắp các diễn đàn đang chia sẻ thông tin, hình ảnh về việc món cơm rang rất ngon lành, để qua buổi tối, bỗng dưng chảy thành nhựa.
|
Theo đó, thành viên có nick H.U đăng tải bài viết trên trang cá nhân của mình: "Mình rang cơm buổi tối ăn rất ngon nhưng để đến sáng hôm sau thì chảy ra thành nhựa như thế này. Vậy cái loại gạo em ăn gần tháng nay làm bằng cái gì thế này, có đúng là "Gạo nhựa" đây không? Thấy kinh khủng quá, rồi từ nay cho cái gì vào miệng cũng phải hết sức cẩn thận. Đã đọc báo nói nhiều về loại thực phẩm giả này mà không ngờ mình cũng đang dùng". Cùng với đó, H.U suy đoán rằng, rất có thể đã mua phải "gạo nhựa", đồng thời đưa ra lời cảnh báo với mọi người phải rất thận trọng trong ăn uống, sinh hoạt.
Hình ảnh chia sẻ về món cơm rang chảy thành
nhựa của thành viên H.U
H.U chia sẻ, sau khi ăn, phần cơm thừa còn lại cô để bên ngoài với nhiệt độ không quá cao. Sáng hôm sau, cơm không hề có mùi ôi thiu, tuy nhiên lại kết thành từng sợi như vậy, thậm chí, đốt còn cháy được. Cũng theo H.U, sau khi có hiện tượng lạ đó, cô cũng người bán gạo đã tiến hành kiểm tra bằng rất nhiều cách như rang gạo lên, ngâm gạo vào nước,...nhưng không thấy có bất kỳ biểu hiện bất thường nào. Người bán gạo cũng khẳng định, gạo của mình hoàn toàn tự nhiên, không phải gạo nhựa, gạo giả
Từ những hình ảnh H.U đăng tải, theo quan sát, ban đầu món cơm rang trông rất bắt mắt, ngon lành. Tuy nhiên, sau khi để qua đêm, những hạt cơm bỗng vón cục, dính với nhau, dùng đũa kéo lên xuất hiện từng sợi nhỏ, co giãn.
Trước đó, những thông tin về gạo độc, gạo giả...bị phát tán dù chưa được kiểm chứng cũng làm cho nhiều người tiêu dùng sợ hãi. Bởi vậy, sau khi những thông tin được H.U chia sẻ, mọi người càng cảm thấy lo sợ hơn. Thành viên có nick T.B chia sẻ: "Không thể tin nổi, đến gạo còn làm giả được thì biết ăn gì, sống thế nào?", "Vậy biết mua gạo ở đâu cho an toàn, chắc về quê ăn cơm mẹ nấu thôi",.... Bên cạnh đó, nhiều người cũng phân tích và hoài nghi: "Nếu là gạo nhựa thì lúc rang ở nhiệt độ cao, nóng như thế nó phải chảy ra chứ, làm sao lúc ăn lại có thể khen ngon được? ", "Có thể đây chỉ là hiện tượng tinh bột lên men, bình thường thôi",...
Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) khẳng định, chắc chắn đây không phải là gạo nhựa như mọi người đang lầm tưởng bởi nếu là gạo nhựa, khi nấu ở nhiệt độ cao, nhựa phải chảy ra, không thể ăn được. Vì thế, không có gạo nhựa, mà chỉ có gạo thường, sau đó họ pha trộn để thành gạo thơm.
"Hiên tượng như bạn H.U chia sẻ là rất bình thường, cơm rang nếu để lâu sẽ bị nhiễm khuẩn và thành cơm thiu. Khi cơm bị thiu sẽ có hiện tượng chảy nhựa ra như vậy. Do đó, khi rang cơm xong, mọi người nên ăn luôn hoặc bảo quản trong môi trường lạnh, để ở môi trường bên ngoài, dù nhiệt độ không quá cao cũng rất dễ bị hỏng, ôi, thiu, ăn vào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe", PGS. Thịnh nói.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Loài vật có thời gian giao phối lâu nhất lên tới 14 giờ liên tục, con đực sẽ chết ngay sau đó
- Gia thế cô dâu trong đám cưới 'siêu khủng' ở Hưng Yên: Riêng tiền rạp đã 2 tỷ đồng, mời Đan Trường về hát
- Năm 2025: Xây nhà trên đất nông nghiệp không lo bị phạt, bí quyết nằm ở giấy tờ này
- Á hậu Phương Nhi sẽ ở đâu sau khi làm dâu doanh nhân giàu nhất Việt Nam?
- Tết Âm lịch năm nay có rơi vào đợt rét đậm, rét hại? Thời tiết cụ thể dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ thế nào?
- Chọn tuổi xông nhà 2025 cần lưu ý gì? Tuổi xông đất hợp với 12 con giáp
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?