Ở xứ miệt vườn thì đây được xem là sản vật trời ban, một thứ đặc sản miền tây có thể ít người dám thử, nhưng nếu đã thử qua thì chắc chắn sẽ ghiền.
|
Rắn là loài động vật mang đến nhiều nỗi sợ hãi nhất với đa phần mọi người. Nhưng ở An Giang, Đồng Tháp, khô rắn là đặc sản nổi tiếng.
Khô rắn, đặc sản nghe kinh hãi ít người dám thử nhưng cực ngon và đắt đỏ.
Cứ mỗi mùa con nước về từ tầm tháng 8 -10 âm lịch, bà con vùng Đồng Tháp Mười là háo hức với đủ loại sản vật trời ban. Người người, nhà nhà chuẩn bị lưới, chài bắt cá linh non, cá bông lau, tép bạc… Những người làm nghề bắt rắn cũng mang tâm thế rộn ràng như vậy. Rắn theo con nước từ thượng nguồn về rất nhiều. Chúng tụ tập thành bầy, bò khắp các bụi cây ven những con kênh lớn. Họ bắt hầu như tất cả các loại rắn thấy được. Những loại rắn có nọc độc thì được bán cho các lò chuyên ngâm rượu. Những loại rắn hiền thì dùng làm thực phẩm và bán cho các vựa khô.
Vùng viễn biên giáp Campuchia ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp có những hộ chuyên làm khô rắn. Điển hình như tại Xã Vĩnh Hội Đông A, Huyện An Phú, Giang An. Hoặc tại Xã Thường Phước, Huyện Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp. Đây là nơi khá nổi tiếng với thứ đặc sản độc đáo này.
Cách chế biến khô rắn cũng rất công phu và cực kì tỷ mỷ. Nó yêu cầu người thợ phải có kinh nghiệm trong từng khâu chế biến. Rắn được thu mua để làm khô chủ yếu là những loại rắn hiền và rẻ tiền hơn như: rắn nước, rắn ri voi, bông súng…Thông thường tầm hơn 10kg rắn sống mới ra 1kg rắn khô. Sau khi mua về bà con bắt cắt tiết, lột bỏ phần da, nội tạng. Bà con phải tỉ mỉ bóp cho hết máu nếu không thành phẩm sẽ có mùi tanh. Sau đó rửa sạch rồi tẩm ướp gia vị gồm muối, bột ngọt, tiêu…Hỗn hợp gia vị này có công thức riêng của mỗi lò. Mỗi lò sẽ gia giảm gia vị theo công thức của mình từ đó cho ra thành phẩm có hương vị riêng biệt.
Sau khi rắn đã thấm gia vị thì bà con khéo léo xếp chúng thành từng khoanh tròn. Tiếp đến cho vào máy cán thành miếng cho đều. Sau đó đem phơi khô. Bà con cũng phải canh những hôm nắng to, đẹp trời để phơi. Khô rắn nếu phơi không đủ nắng sẽ rất dẽ bị chua, hư hỏng.
Khô rắn thành phẩm đã chín tái một phần, có màu vàng nhẹ rất đẹp mắt. Sau đó chúng được đóng gói, hút chân không cẩn thận. Từ đó sẽ được đưa đến tay những vị khách trên mọi miền tổ quốc và cả việt kiều.
Thường Khô rắn được du khách thưởng thức tại chỗ bằng cách nướng trên lửa than hồng. Khô rắn nướng tuy chế biến không khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, phải nướng kỹ hạn chế lửa lớn. Lửa nướng vừa phải, hơi nóng sẽ làm thịt chín cả trong lẫn ngoài, bay tỏa mùi thơm ngọt tự nhiên. Nếu để lửa quá lớn, thịt sẽ cháy bên ngoài, bên trong vẫn còn sống. Khô rắn nướng vừa chín tới, xé nhỏ chấm với tương ớt hoặc mắm me kèm theo tí rau thơm là đã có được món ăn ngon vừa đơn giản lại dễ chế biến không quá khó.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?
- Từ 1/1/2025, công chức và viên chức nằm trong diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc 8 chính sách này
- Bỏ đếm giây đèn tín hiệu, nâng mức xử phạt vượt đèn đỏ lên 20 triệu đồng, nhiều người lo lắng, cục CSGT lên tiếng