Chảo chống dính bị trầy xước, đổi màu hoặc dùng quá lâu thì nên được thay mới để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
![]() |
|
Bề mặt chảo trầy xước
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, axit Perfluorooctanoic (PFOA) còn gọi C8, là một hóa chất nhân tạo được sử dụng trong quá trình sản xuất mặt chảo chống dính. PFOA có nguy cơ gây bệnh ung thư.
Do đó, khi bề mặt chảo bị trầy xước, chất này dễ bị phát tán và hòa trộn vào thức ăn. Đôi khi người dùng có thể nhầm lẫn hóa chất lốm đốm của chảo với hạt tiêu đen trong thực phẩm.
Ngoài PFOA, nhiều hóa chất khác được sử dụng trong quá trình sản xuất chảo chống dính có thể ngấm vào thức ăn khi chế biến.
Chảo dùng trên 2 năm
Sau khoảng 2 - 3 năm sử dụng bạn nên thay một chiếc chảo mới để dùng sẽ tốt hơn. Vì khi nấu ăn ở nhiệt cao trong thời gian dài khiến chất chống dính dẽ bị biến đổi, tạo thành thành lớp khói nguy hại cho sức khỏe. Hơn nữa, khả năng chống dính của chảo cũng không còn tốt như ban đầu.
Chảo đổi màu
Những chiếc chảo gỉ sét và đổi màu là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn nên mua chảo mới. Nếu gỉ hay các chất liệu khác từ chảo rơi vào thức ăn, chúng có thể gây hại cho sức khỏe.
Một số lưu ý khi dùng chảo chống dính
Để chảo chống dính được bền, trong quá trình nấu ăn bạn không nên sử dụng các vật liệu gây mòn như dao, dĩa, kẹp, muỗng kim loại để đảo thức ăn.
Không cọ rửa chảo chống dính bằng miếng chùi nhôm. Nên vệ sinh chảo chống dính bằng xơ mướp, hoặc miếng bọt biển, khăn mềm để bảo vệ lớp chống dính và không làm các chất độc nhiễm vào thức ăn khi đun nấu.
Tuyệt đối không để chảo trên bếp nóng khi bên trong chảo chưa có dầu. Vì với lớp sơn tĩnh điện bên ngoài, chảo chống dính nhanh nóng hơn các chảo bình thường, nếu đổ dầu hoặc chất lỏng khác vào đột ngột sẽ làm lớp sơn chống dính dễ bong tróc.
Nên sử dụng chảo ở nhiệt độ vừa phải, không được cao quá 260 độ. Nhệt độ cao dễ làm hư chảo và chất chống dính trong chảo bị phân hủy, có thể gây độc hại.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu


-
Loài cá giàu omega-3 nhất thế giới: Tốt cho trí não, bổ cho tim mạch, hiện rất phổ biến ở Việt Nam
-
Nghiên cứu của Đại học New York: Ở hai độ tuổi này, não sẽ lão hóa 'như vực thẳm', vì vậy hãy can thiệp càng sớm càng tốt
-
Thời gian ngủ trưa lý tưởng nhất là bao lâu? Bác sĩ: khoảng thời gian này là tốt nhất
-
Không phải ung thư phổi, đây mới là loại bệnh ung thư có số ca mắc cao nhất Việt Nam




-
Khánh Ly nói về căn nhà mua chung với Trịnh Công Sơn: 'Thực ra, tôi không bao giờ muốn trở lại nơi đó nữa'
-
Bảng xếp hạng tỷ phú 2025: Elon Musk chiếm ngôi vị người giàu nhất thế giới, Việt Nam có 5 đại diện
-
Tỉnh được coi là 'thủ phủ công nghiệp miền Bắc' có GRDP tăng trưởng cao nhất Việt Nam quý 1/2025
-
Nếu không muốn mất sạch tiền trong tài khoản thì đừng bao giờ tìm kiếm cụm từ này trên Google
-
Không thể tảo mộ và cúng Thanh Minh đúng ngày Tết Thanh Minh, có thể lựa chọn ngày khác được không?
-
Xã, phường sau sáp nhập phải đạt mức diện tích, dân số nào?
-
Cát-xê của Hòa Minzy tăng gấp đôi sau cơn sốt 'Bắc Bling': Hiện tại là bao nhiêu?
-
Dự kiến có 34 tỉnh thành sau sáp nhập mới nhất theo Tờ trình 624