Clip Hoa hậu Kỳ Duyên nói tiếng Pháp nhận được sự quan tâm bất ngờ của đông đảo độc giả.
Tại sao hoa hậu Kỳ Duyên nói tiếng Pháp như vậy? |
Clip Hoa hậu Kỳ Duyên nói tiếng Pháp nhận được sự quan tâm bất ngờ của đông đảo độc giả. Và câu hỏi được nhiều độc giả thắc mắc là tại sao học chuyên Pháp tới 7 năm mà Kỳ Duyên lại… nói như vậy?
Clip Kỳ Duyên nói tiếng Pháp gây dư luận như clip… Lý Nhã Kỳ nói tiếng Anh trước đây. Nhưng nếu như người ta chỉ khen, chê về khả năng của Lý Nhã Kỳ, thì với Kỳ Duyên, vấn đề được bạn đọc đặt ra to tát hơn.
'Nhìn lại cách dạy'
Một bạn đọc đặt vấn đề: “Việc hoa hậu Kỳ Duyên nói tiếng Pháp như vậy thì cần nhìn lại nền giáo dục của Việt Nam”.
Bạn đọc này phân tích, “Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, việc học ngoại ngữ của chúng tôi chỉ tập trung vào việc chú trọng ngữ pháp, khả năng đọc hiểu để kịp chạy theo giáo án của giáo viên.
Thời gian được tập nói của chúng tôi giống như cho qua loa, sơ sài. Ngay cả khi vào ĐH chuyên ngành ngoại ngữ, dù đã trải qua 3 năm trên giảng đường, chúng tôi còn không có nhiều tiết học để luyện tập khả năng nói, tất cả đều tự thân vận động".
Trên Facebook “Hội những người ôn thi khối A1 và D”, có một ý kiến nhìn nhận thẳng thắn: Từ thực tế việc dạy và học ngoại ngữ trong trường phổ thông, có thể thấy học sinh chưa đạt môn ngoại ngữ là chuyện không có gì lạ.
Theo phân tích của thành viên này, nguyên nhân thứ nhất là giáo viên ngoại ngữ trình độ còn rất hạn chế. Điều này cũng được Bộ GD-ĐT thừa nhận.
Thứ hai, số học sinh trong một lớp hiện quá đông, không thích hợp cho mô hình học và dạy ngoại ngữ.
Và thứ 3, là SGK, phương pháp giảng dạy và cách thi cử dường như quá tham lam, ôm đồm. “Có nhất thiết đòi hỏi phải dạy tốt cả 4 kỹ năng ngay từ lớp 3, thậm chí từ lớp 1? Đề thi nếu chỉ "nhắm" vào ngữ pháp liệu đã hoàn toàn hợp lý?”
“Có người ví học ngoại ngữ hiện như một cuộc thi leo thang. Học sinh và giáo viên cứ mải miết leo và đinh ninh đến nấc thang cuối cùng mặc nhiên sẽ nghe – nói - đọc - viết làu làu?! Điều đó không đúng”. Thành viên này khẳng định.
“Với một số lượng từ vựng nhất định, nếu biết sử dụng nhuần nhuyễn, hoàn toàn có thể diễn đạt nhiều nội dung, nhiều lĩnh vực ở mức độ giản đơn. Ngược lại, ôm một đống ngữ pháp và từ vựng nhưng không biết cách sử dụng (không sử dụng thường xuyên) thì chỉ trong một thời gian ngắn, chữ thầy lại trả thầy thôi”.
Nhóm Cánh Buồm, mà “đứng đầu” là nhà giáo Phạm Toàn, cho rằng: “Đã đến lúc nhà sư phạm phải đặt ra và có giải pháp ít nhất cho những câu hỏi này: Trẻ em học một ngoại ngữ ở trường phổ thông nhằm mục đích gì? Cách học đó nên tiến hành như thế nào?”
“Cần bình tĩnh tổ chức lại những năm đời học ngoại ngữ ở trường phổ thông. Phát âm phải thật đúng, cấu trúc câu phải hết sức đúng và uyển chuyển, đặc biệt là vốn từ phải vô cùng phong phú, khi đó hãy nghĩ đến giao tiếp. Còn nếu phát âm sai (cái nọ sọ cái kia), dùng cấu trúc câu sai (nói có thành không nói không thành có), và nhất là không đủ vốn từ ngữ chứa đựng cả một nền văn hóa, thì ôi thôi, giao tiếp với ai và giao tiếp về nội dung gì nhỉ?” – ông Phạm Toàn cảm thán.
"Đừng ngại mở miệng"
Ở góc độ một người giảng dạy trực tiếp, hiệu trưởng một trường dạy ngoại ngữ tư thục đã chia sẻ với học sinh của mình kinh nghiệm để học ngoại ngữ nói chung.
Sau hơn mười năm đi dạy, cô giáo tổng kết: “Nhiều bạn học sinh, sinh viên, ngữ pháp 1 bụng, từ vựng cũng 1 bụng, mà không dám mở miệng ra nói. Khi phải nói trước đám đông thì tim đập mạnh, chỉ biết nhìn chăm chú vào bàn chân hoặc nhìn lên trần nhà vì mắc cỡ, rồi vừa mắc cỡ, vừa nặn ra từng chữ để nói vì trong lúc nói, phải suy nghĩ xem ngữ pháp thế nào, từ vựng ra sao, rồi quan trọng nhất là suy nghĩ xem người ta nghĩ gì về mình, mình nói sai thì thế nào cũng bị “đánh giá” rồi chuốc cái “quê” vào thân”.
Theo kinh nghiệm của cô, nhiều bạn, mang tiếng đi câu lạc bộ tiếng Anh, mà đến chỉ để nghe người khác nói, còn mình ngồi im re, đợi ai mời, ai hỏi mới nói.
Cũng như có mấy bạn sinh viên mới vào học, giờ cô cho bắt cặp thảo luận thì ngồi câm nín, chỉ nhìn nhau cười, đến khi cô hỏi “ai xung phong đứng trước lớp nói” thì tay vịn chặt ghế, không dám xung phong, ánh mắt dán chặt xuống bàn sợ cô gọi. Cuối ngày, về, lại email cho cô là “Cô dạy 1 tháng 7 buổi, ít quá, em thấy không có cơ hội để luyện speaking”.
Lời khuyên của cô giáo này là: Muốn nói được, việc đơn giản trước tiên phải làm là “Mở miệng ra nói”. Mạnh dạn, tự tin, trong đầu mình có gì thì nói đó.
Cô giáo vui tính này còn so sánh học ngoại ngữ giống như… có gan thì làm giàu. “Ai nghĩ gì kệ, cứ nói những gì mình biết. Thay vì vừa nói vừa suy nghĩ sợ bị người ta đánh giá, thì phải vừa nói, vừa nghĩ đến tương lai 2 , 3 năm nữa mình nhờ ngoại ngữ tốt mà được thăng tiến, được cử đi nước này nước nọ học tập, làm ăn…”.
Cố giáo cũng cho rằng “Người nước ngoài thường không chăm chú vào những lỗi sai của mình như mình vẫn nghĩ. Ngược lại, họ chỉ để ý đến key words mình nói, xem mình nói có trôi chảy, lưu loát hay không thôi.
Đương nhiên, nói vậy, không có nghĩa là cứ nói tiếng Anh theo “kiểu bồi”. Lúc nào mình cũng phải cố gắng hết sức mình hướng đến tiếng Anh “kiểu đúng”, hoàn thiện mình mỗi ngày”.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Nhan sắc được khen 'đẹp như búp bê Barbie' của Hoa hậu Thanh Thủy
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Quách Tuấn Du lên tiếng về tin đồn qua đời vì tai nạn
- Vượt Tom Cruise, chàng trai trẻ trở thành người đàn ông đẹp nhất thế giới năm 2024
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?