Bao đời nay, người dân thôn Vĩnh Truyền, xã Văn Lang, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình vẫn rỉ tai nhau về một lời nguyền rùng rợn.
Một góc nhỏ của xóm làng Chuộn. |
Một lời nguyền là hễ có ai ở trong làng đỗ đạt làm quan to đều phạm phải tội, hứng chịu cái chết oan nghiệt.
Lời nguyền truyền kiếp…
Theo các vị bô lão trong làng kể lại rằng: Thôn Vĩnh Truyền có thế đất đẹp, bốn phương hội tụ đầy đủ Long - Ly - Quy - Phụng chầu, là đất có học gây dựng nên được nhân tài. Thế nhưng, theo thời gian lại bị ngăn cách bởi con đường 223 cắt ngang địa thế nên con đường công danh không được vẹn toàn như ý. Ai "làm quan" là đều bị "đứt gánh" giữa chừng. Để tìm hiểu rõ thực hư hơn, chúng tôi tìm gặp ông Vũ Văn Nhuế (80 tuổi), một cao niên trong làng. Ông Nhuế là người nắm rõ chi tiết nhất về câu chuyện đầy tính liêu trai chí dị này. Tuy tuổi tác đã cao nhưng ông rất minh mẫn. Đưa tay pha vội pha ấm trà, ông Nhuế bắt đầu trò chuyện bằng giọng nói ngập ngừng, lúc trầm, lúc bổng khiến người nghe càng tập trung, cuốn hút dần vào những lời lẽ thần thánh đang được ông thuật lại một cách cặn kẽ.
Ông Vũ Văn Nhuế đang thuật lại câu chuyện truyền thuyết về làng Chuộn với phóng viên.
Theo ông Nhuế cho biết, câu chuyện này được bắt nguồn từ một người đậu khoa bảng trong làng tên là Đinh Khắc Tú Bật. Cụ Tú Bật sinh ra trong một gia đình nho nhã có truyền thống hiếu học, là cụ tổ của dòng họ Đinh Khắc ở làng Thượng Ngạn bây giờ. Thời phong kiến, nếu trong làng có người đỗ đạt đến quan nghè, tú tài, được bổ nhiệm về giữ chức sắc tại quê thì cả làng phải thiết cỗ, mở hội ăn mừng, khua chiêng múa trống lên tận huyện nghênh đón quan về. Thế nhưng, thuở ấy, làng Chuộn (Vĩnh Truyền - PV) gặp phải hạn hán đói kém mất mùa, những thanh niên trai tráng trụ cột chính trong gia đình phải đổ đi tứ xứ để kiếm ăn. Ở nhà thì vợ bận con mọn, họ không còn tâm trí nghĩ đến việc quan về nhận chức nên đã không thực hiện theo đúng nghi lễ phong tục. Khi cụ Tú Bật cùng quân lính về đến ngã ba Giá đầu làng, cụ không thấy dân làng Chuộn ra nghênh đón. Ngay lập tức, cụ đã lệnh cho quân lính của mình hạ kiệu xuống và rút trong túi áo lụa ra một con dao nhọn rồi ném thẳng xuống giếng làng, miệng không ngừng quát lớn: "Nay ta đỗ quan mà về dân làng Chuộn không nghênh đón, phải chi khinh ta quá nghèo, từng là dân đen. Nếu vậy, làng Chuộn quả thật là quá bạc tình. Xin thề với thiên địa, từ nay không còn về làng Chuộn nữa. Nếu về đất này thì chết một đời cha, bảy ba đời con…".
Miệng lưỡi thế gian và những điều chưa nói
Sau câu nói đó, người dân làng Chuộn không thấy cụ về làm quan nữa. Những lời nói của cụ Tú Bật như gió thoảng mây bay. Chỉ đến khi những cái chết bất ngờ dần xuất hiện, họ mới vô tình khuấy động lại, bắt đầu truyền tai nhau về câu chuyện mộng mị này. Cứ hết đời này sang đời khác, mỗi một thế hệ lại thêm thắt những điều dị bản khác nhau mang nặng tâm linh khiến nhiều người phải nổi gai ốc, khiếp sợ mỗi khi nhắc đến.
Cho đến nay, dù đã xảy ra ngót ngét hơn 2 thế kỷ thì chuyện cụ Tú Bật vứt dao hay nghiên bút xuống ao đình, lời nguyền ấy vẫn ăn sâu vào suy nghĩ, hành động. Nó dần dần được người dân khoác lên vai chiếc áo thần thánh sau khi xảy ra những cái chết đầy bí ẩn. Những cái chết của các vị lãnh đạo bất ngờ liên tiếp xảy ra đã khiến mọi người phải giật mình sực nhớ ra có liên quan đến lời nguyền thề của cụ Tú Bật. Đó là trường hợp gần đây của ông Đinh Văn Cừ. Ông Cừ ngày đó được bổ nhiệm chức Chủ tịch xã Văn Lang, thế nhưng khi vừa mới giữ cương vị không bao lâu đã ra đi đột ngột.
Nhiều người kể lại rằng: Vào trung tuần tháng 6, trời nắng như đổ lửa, ông Cừ lên huyện họp rồi khi về ngang qua ao đình, thấy đám trẻ làng đang tắm, ông cũng vội xuống đẫm mình dưới làn nước xanh sạch. Sau đó, ông về nhà liền bị cảm, người nhà đưa lên viện được một ngày thì ông mất. Cái chết của ông được dân làng cho rằng, vì ông làm lãnh đạo nên phạm vào lời nguyền truyền kiếp(?).
Ông Nhuế cho biết: "Thực ra những cái chết ấy cũng có cơ sở để tin tưởng nên hầu như mọi người đều cho rằng là do phạm phải lời nguyền truyền kiếp mà mang họa. Vì những cái chết trẻ ở làng tôi cứ trùng lặp, nối tiếp nhau đều là những vị có chức tước, danh vọng. Lúc họ mới lên nhận chức chưa được bao lâu đang khỏe mạnh bỗng dưng chết bí ẩn nên dân làng mới nghĩ đến ngay việc đã phạm phải lời nguyền. Riêng cá nhân tôi thì không bao giờ tin vào lời nguyền ấy cả".
Ao đình làng Chuộn, nơi cụ Tú Bật đã đi qua và buông ra lời thề nguyền.
Cái chết tiếp theo được ông Nhuế nhắc đến nữa là trường hợp ông Đào Văn Truyền. Ông Truyền sinh ra và lớn lên tại quê hương làng Chuộn. Vì được bố mẹ lo cho ăn học vẹn toàn nên khi trưởng thành, ông sớm đỗ đạt, thoát ly lên chốn nội thành và được giữ cương vị phó tổng giám đốc của một công ty đóng tàu lớn ở Hải Phòng. Con đường công danh của ông Truyền ngày càng thăng tiến hơn thì ít tháng sau, ông đang chờ quyết định bổ nhiệm làm tổng giám đốc lại đột ngột ngã bệnh. Chỉ vài tháng sau, ông vĩnh viễn ra đi mà không rõ căn nguyên của bệnh.
Trường hợp kế tiếp, sau cái chết của ông Truyền càng khiến làng quê thanh bình này thêm xao động, bao lời bàn tán về sự linh nhiệm quá rùng rợn. Người "mắc" phải lời nguyền này là ông Vũ Văn Hóa, đang là một giám đốc công ty xây dựng. Ông Hóa chết trong một vụ tai nạn thương tâm. Sau cái chết của ông Hóa, người dân càng tin vào đó là sự báo ứng của lời nguyền. Chưa hết, ông Nhuế kể thêm cho chúng tôi về câu chuyện của ông Phạm Văn Hương, người gốc ở làng Chuộn, công tác tại Lai Châu. Ông Hương khi ấy đang giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu, được mọi người tín nhiệm đề bạt lên chức cao hơn nhưng ông đã từ chối khéo. Ông Hương không dám leo lên chức vụ cao, bởi vì sợ vướng phải lời nguyền mà mang tội, vậy nên ông mới thoát chết.
Đem câu chuyện trên đến trao đổi với ông Đinh Văn Phức, Phó Chủ tịch UBND xã Văn Lang, ông Phức khẳng định cho chúng tôi biết: "Câu chuyện về cụ Tú Bật ở thời trước đỗ đạt được bổ nhiệm về làm quan ở làng Chuộn là có thật. Thế nhưng, chỉ dựa vào những lời đồn đoán, thêu dệt lên từ miệng lưỡi thế gian như vậy thì thật phù phiếm. Lời của cụ Tú Bật khi đó chỉ là nóng giận, tức thời mà thôi. Chứ không thể xem đó là một lời nguyền truyền kiếp. Chính sự hoang tưởng, ma mị, cả tin của người dân đã tạo công ăn việc làm, mang "bổng lộc" cho những kẻ chuyên buôn thần bán thánh. Đến nay, những cái chết đó cũng đều rõ nguyên nhân cả, người chết do ung thư, do bị cảm… Những cái chết đều bệnh tật mang lại, không phải do phải lời nguyền báo ứng cả".
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%