Tôi đã chán ngấy cuộc sống hiện tại, thật sự với tôi nhiều lúc nó không khác gì địa ngục. Tôi tự hỏi sao trên đời này lại có ông bố chồng keo kiệt chi li như thế.
Tôi tự hỏi sao trên đời này lại có ông bố chồng keo kiệt chi li như thế (Ảnh minh họa). |
Ban đầu tôi cũng thấy mình may mắn và hạnh phúc. Tôi là một đứa con gái tỉnh lẻ, nhan sắc bình thường không có gì nổi bật, công việc cũng chỉ tạm ổn. Còn chồng tôi vừa to cao đẹp trai, hiền lành tốt tính, chiều vợ lại con nhà cơ bản. Có được một ông chồng như thế là mơ ước của biết bao nhiêu cô gái. Tôi thầm nghĩ mình luôn phải cố gắng để xứng đáng với những may mắn ấy.
Nhưng suy nghĩ của tôi hoàn toàn thay đổi khi bước chân về nhà chồng làm dâu. Nếu như chỉ là mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu bình thường thì đó là điều bình thường tôi có thể lường trước. Nhưng điều làm tôi khó chịu và thấy căng thẳng đó là tính keo kiệt, bủn xỉn của bố chồng mà khi về làm dâu tôi mới được tận mắt chứng kiến.
Tôi không thể hình dung được là trong bao nhiêu năm nay bố chồng tôi là người nắm tài chính, ông phụ trách việc mua bán từ nhỏ tới lớn, mẹ chồng tôi không bao giờ được phép tham gia. Từ mớ rau con cá đến giường tủ bàn ghế, đối nội đối ngoại mẹ chồng tôi chỉ biết nghe theo sự sắp đặt của bố mà không được phép bàn bạc bất cứ chuyện gì.
Mẹ chồng tôi đã từng kể rằng: "Một lần anh trai bà ở quê ốm nặng, bà phải xin tiền bố tôi để về thăm bác, sau một hồi tính toán ông đưa cho mẹ tôi vừa khít tiền xe đi lại và cho dư thêm hai mươi nghìn đồng mua quà cho bác". Hai mươi nghìn thì chỉ mua được hai ổ bánh mỳ thôi làm sao có thể đủ mua quà thăm bác, không còn cách nào mẹ chồng tôi đành ngậm ngùi về quê qua nhà chị gái vay tiền mua quà rồi mới qua nhà bác trai để thăm hỏi.
Nếu chuyện chỉ dừng lại ở đó thì tôi cũng không đến nỗi ức chế như bây giờ. Đằng này bố chồng tôi ky bo với cả người trong nhà, ông mà đi chợ thì tôi đoán trước được thực đơn hôm đó: chỉ có canh, rau và đậu phụ. Nhiều lúc tôi ngạc nhiên không hiểu tại sao mà mọi người trong nhà chồng tôi sống như thế mấy mươi năm mà không ai bị suy dinh dưỡng, có lẽ cơ thể mọi người có cơ chế thích nghi với tính keo kiệt của ông bố chồng tôi.
Thỉnh thoảng tôi có mua thêm chút đồ ăn để cải thiện thì tôi bị bố chồng cằn nhằn từ sáng tới tận ngày hôm sau vì ông cho rằng: "Như thế là hoang phí, là không biết tiết kiệm cho tương lai, nếu sống hoang phí như vậy mai mốt chỉ có bán nhà đi ăn xin".
Nghĩ mà thương mẹ chồng tôi thật, bà không dám ăn tiêu gì cả, muốn mua gì bố chồng tôi cũng gạt đi, mấy mươi năm làm dâu không biết bà được mua bao nhiêu bộ đồ lót mà tôi thấy chúng mốc meo, không còn độ co giãn nữa. Nhưng bố chồng tôi cho rằng vẫn dùng tốt, không rách thì vẫn mặc được, đồ lót thì người ta chỉ mặc một năm là nhiều làm gì có ai mặc tới rách mới thay đổi, nghe nói thế mà tôi dựng tóc gáy mường tượng dần tương lai của mình khi sống cùng một mái nhà với bố mẹ chồng.
Chuyện điện nước trong nhà tôi cũng phải dùng hết sức tiết kiệm, ở thành phố mà thiếu thốn hơn ở quê gấp vạn lần. Ví dụ như đang xem ti vi thì không được bật điện sáng, hay mùa hè dùng quạt máy thì thôi điều hòa. Quần áo thì phải gom lại khi nào đủ số lượng thì mới cho vào máy giặt luôn một thể không tốn nước, tốn điện. Đây là những quy định mà tôi được phổ biến ngay từ hôm thứ hai bước chân về nhà chồng làm dâu. Nếu tôi có lỡ làm sai, hay quên những quy định ấy thì chắc chắn tôi phải nghe bố chồng cằn nhằn cả ngày. Bởi vậy thỉnh thoảng tôi lại dồn quần áo mang đến nhà người quen nhờ giặt hộ cho thoải mái.
Gần đây bố chồng tôi ra một quyết định vợ chồng tôi phải nộp hết tiền lương cho ông. Ông lấy lý do là mọi thứ đắt đỏ nên ông cần thêm tiền để chi tiêu và ông sẽ lo mọi nhu cầu sinh hoạt mua sắm của các thành viên trong gia đình nên vợ chồng tôi không cần phải cầm tiền. Chồng tôi và mẹ chồng vốn dĩ luôn nghe theo sự sắp sếp của ông nên không ai lên tiếng trước yêu cầu đó.
Tôi hãi hùng nghĩ tới cảnh cả ngày phải ăn rau với đậu phụ cả ngày, ở quê nhà tôi không có điều kiện nhưng tôi cũng chưa bao giờ phải khổ sở trong cuộc sống với sự sắp đặt tù túng như bây giờ. Nếu bố chồng cầm hết tiền thì mua gì tôi cũng phải trình bày lý do, chờ ông đồng rồi tôi mới được mua như mẹ chồng tôi hay sao?.
Tôi đã chán ngấy cuộc sống hiện tại, thật sự với tôi nhiều lúc nó không khác gì địa ngục. Tôi tự hỏi sao trên đời này lại có ông bố chồng keo kiệt chi li như thế, không lẽ tôi phải bỏ nhà ra đi để thoát khỏi cuộc sống khốn khổ này?
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Phụ nữ thường xuyên đến 3 nơi này, phần lớn là 'không đứng đắn'
- Dù cha mẹ có tiền hay không, 4 loại thực phẩm này nên cho con ăn thường xuyên để bổ sung canxi và phát triển trí não
- Phụ nữ thông minh sẽ không tiếc tiền vào 3 việc này, dù giàu hay nghèo cũng phải ưu tiên
- Có thể thấy rõ một cặp đôi có thực sự yêu nhau hay không bằng cách nhìn vào ba nơi trong nhà!
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%